Day hoc tap doc lop 1

Chia sẻ bởi Dương Đức Triệu | Ngày 07/05/2019 | 126

Chia sẻ tài liệu: Day hoc tap doc lop 1 thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

dạy - học tích cực cho học sinh dân tộc trong môn tiếng việt lớp 1
-----
Phần I : Một số vấn đề cơ bản về phương pháp dạy- học tích cực
.Ph­¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc:
1/ Dạy - Học tích cực là gì?
Dạy-Học tích cực là cách tổ chức dạy và học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong dạy - học tích cực:
Giáo viên: là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập để phát huy mọi năng lực, sở trường của mỗi học sinh tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập.
Học sinh: là người chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm trong lớp lập kế hoạch, chọn phương thức hợp lý để giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức.
Phân biệt dạy- học tích cực và tích cực dạy học:
+ Dạy-Học tích cực: chỉ phương pháp dạy học.
+Tích cực dạy học: chỉ thái độ nhiệt tình chăm chỉ của giáo viên khi dạy học. Có thể giáo viên rất tích cực dạy học nhưng chưa hẳn đã sử dụng phương pháp dạy -học tích cực.
2/ Dấu hiệu nhận biết dạy - học tích cực:
a/ Giáo viên:
....... ......
Đứng trên bục giảng, ngồi ở bàn GV trong hầu hết thời gian của tiết học. Di chuyển trong lớp/quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Đọc/giảng giải các nội dung bài học. Tổ chức các hoạt động để HS tự xây dựng hoặc khai thác kiến thức.
Yêu cầu HS nhắc lại/ghi nhớ nội dung của bài học. Tạo cơ hội cho HS nhắc lại/trình bày lại cá nội dung bài học theo cách hiểu của chú mình.
Dạy học theo SGV/SGK một cách cứng nhắc, máy móc. Tìm kiếm các nội dung tương tự, làm cho nội dung dạy học trong SGK phù hợp với nhu cầu và khả năng HSDT.
Lắng nghe câu trả lời của HS và thường đưa ngay kết luận đúng/sai. Tạo cơ hội để HS nêu ý kiến/ý tưởng của mình. Lắng nghe mọi ý kiến và khuyến khích HS trả lời theo nhiều phương án.
Dạy cả lớp/đồng loạt, chú trọng việc ghi nhớ và cách làm theo mẫu. Làm việc với từng nhóm nhỏ, chú ý đến việc học qua trải nghiệm và sự giao tiếp lợp tác của HS.
Sửdụng phấn/bảng đen và diễn thuyết. Sử dụng các nguồn lực, đồ dùng trực quan, khuyến khích HS sử dụng các giác quan và các hình thức học tập để lình hội kiến thức.
Đánh giá HS tập trung vào ghi nhớ, thuộc lòng. Đánh giá HS dựa vào kiến thức kĩ năng và thái độ mà HS có được.
Đánh giá kết quả cuối cùng ( câu trả lời hoặc đáp số đúng hay sai). Chú trọng đánh giá quá trình học/quá trình tìm ra kết quả (quan tâm đến lý do, con đường mà HS tìm ra kết quả ấy là do đâu/bằng cách nào...)
Lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) cho những gì GV sẽ dạy. Lập kế hoạch bài học cho những gì HS sẽ học.
b/ Học sinh:
..... ....
Giơ tay phát biểu nhiều nhưng theo phong trào. Khi GV gọi thì im lặng hoặc quay sang bạn cầu cứu/trả lời không đúng nội dung câu hỏi. HS hăng hái trả lời câu hỏi của GV và bổ sung câu trả lời của bạn. Có thể câu trả lời chưa hoàn chỉnh nhưng chứng tỏ em có suy nghĩ về điều đó (có sự động não).
Tham gia các hoạt động nhưng không tư duy (chỉ hoạt động về chân tay như di chuyển bàn ghế, đi lại nhưng không "động" trong tư duy. HS thích thú tham gia vào các hoạt động, suy nghĩ, trao đổi thực hành, thao tác với đồ dùng học tập để lính hội kiến thức.
Thường bỏ dở công việc, không hứng thú với nhiệm vụ được giao. Kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao
Lơ đãng thiếu tập chung vào các nội dung học tập. Tập trung chú ý vào các vấn đề đang học.
Đồng ý trong mọi trường hợp, ngay cả khi không hiểu bài. Hay hỏi bạn bè hoặc giáo viên về những nội dung chưa hiểu rõ.
Không có sự liên hệ, vận dụng kiến thức đã học trong khi học kiến thức mới. Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.
Các thành viên trong nhóm không cùng nhau làm việc, mạnh ai người nấy làm nhóm chỉ là hình thức. Trao đổi cùng nhau, mọi thành viên tham gia các hoạt động thực sự, ai cũng được nói, được tôn trọng và thống nhất ý kiến.
HS đóng vai,đọc/nói lời thoại của nhân vật hoặc của giáo viên rất thuộc nhưng không hiểu nội dung mình đang đọc/nói là gì? HS thể hiện được kinh nghiệm của mình vào các tình huống cụ thể, sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong các lời thoại.
3/ Giáo viên làm gì để tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực.
HS không thể học tốt khi phải học trong một môi trường học tập không thân thiện (cảm thấy buồn tẻ, đói khát, lo sợ, ngượng ngùng hoặc không hiểu cô giáo đang nói gì, mình đang học cái gì?. Chính vì vậy môi trường học tập trong dạy - học tích cực là GV tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thái độ thân thiện, cởi mở, an toàn.
Những việc giáo viên cần làm để HS cảm thấy hứng thú trong giờ học:
- Thực sự lắng nghe ý kiến, ý tưởng của các em và biểu lộ thái độ đồng tình (dù ý kiến đó chưa thật sự hoàn chỉnh).
- Tìm ra mối quan hệ câu trả lời của HS với nội dung bài học để hướng dẫn HS vào nội dung trọng tâm của bài học.
- Khi học sinh mắc lỗi tuyệt đối không được trách mắng các em mà không nói rõ nguyên nhân và cũng không áp đặt câu trả lời đúng. GV phải tìm ra nguyên nhân khiến các em mắc lỗi và hướng dẫn các em một cách rõ ràng để tránh các lỗi tương tự.
- Khi phát hiện HS không theo kip bài học, GV phải dừng lại lắng nghe và hỏi xem HS chưa hiểu phần nào, sau đó quay lại các phần trước giải thích lại để các em rõ.
- Giúp HS tìm tòi, khám phá: giáo viên luôn bao quát các hoạt động và thái độ cử chỉ của HS để phát hiện và hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn.
- Kiên trì chờ đợi/dành thời gian thích hợp cho HS suy nghĩ (cần có khoảng lặng nhất định để HS suy nghĩ, không hối thúc hoặc nói to, nói liên tục làm các em mất tập trung).
4/ Học sinh "được gì" khi học tập tích cực?
- Học sinh có cơ hội thường xuyên được làm việc trong nhóm và học hỏi lẫn nhau, HS không phụ thuộc/dựa dẫm vào GV.
- HS có thể làm việc theo năng lực và tốc độ của chính mình, học với cách mà chúng cảm thấy dễ dàng nhất.
- Có cơ hội bộc lộ khả năng, được tham tham gia thật sự vào quá trình học tập.
- HS tự tin hơn và hình thành kĩ năng tham gia vào các hoạt động học tập.
- HS vui vẻ và thích học- đó chính là động lực thực chất từ nhu cầu nội tại của học sinh trong việc tìm kiếm tri thức chứ không phải từ phía GV.
Khi tích cực tham gia vào các giờ học, HS sẽ hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học từ nhà trường, kĩ năng thực hành, ứng dụng sẽ thành thạo hơn. Từ đó hình thành được thái độ, động cơ học tập đúng đắn: học vì nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá của chính bản thân HS chứ không phải thuần túy là "trả bài" cho giáo viên.
5/ Một số hoạt động giúp học sinh học tập tích cực.
* Tìmkiếm/khámphá - Tham quan
- Thu thập thông tin.
- Đọc
* Nghiên cứu - Lắng nghe
- Xem ti vi, phim ảnh
- Quan sát.
- Suy nghĩ
* Phân tích - So sánh
- Phân loại

* Thực hành - áp dụng
- Sáng tạo
- Thảo luận
* Chia sẻ thông tin - Trình bày
6/ Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt
.D¹y tiÕng viÖt cho häc sinh d©n téc nh­ ng«n ng÷ thø hai.
.Sù kh¸c nhau gi÷a häc ng«n ng÷ thø nhÊt vµ häc ng«n ng÷ thø hai.
Học ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) Học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt)
1/ Việc học ngôn ngữ thứ nhất (thường là tiếng mẹ đẻ) được phát triển trên cơ sở vốn ngôn ngữ hồn nhiên ban đầu - học một cách vô thức và hoàn thiện nâng cao khi đi học ở trường phổ thông. 1/ Trẻ em học ngôn ngữ thứ hai bắt đầu hoàn toàn mới lạ và họ một cách có ý thức có ý đồ của người dạy(con đường lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai ngược lại với việc học ngôn ngữ thứ nhất.
2/ Trẻ em đã có khả năng giao tiếp một cách tự nhiên và dễ dàng với những người xung quanh trước khi học ngôn ngữ học tập ờ nhà trường. 2/ Trẻ phải học có ý thức và học trước cấu trúc về ngông ngữ thứ hai (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...) sau đó mới sử dụng ngôn ngữ thứ hai vào các hoạt động giao tiếp (quá trình này ngược với học ngôn ngữ thứ nhất)
3/ Trẻ em có thể hiểu ý nghĩa của các từ, câu mà các em sẽ học, bởi vì các em đã nghe và sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày bằng chính kinh nghiệm sống của mình nên có thể hiểu toàn bộ nội dung của bài một cách dễ dàng. 3/ Trẻ em không thể hiểu được ý nghĩa của các từ, câu (dù các em có thể vẫn đọc được chúng) vì các em chưa từng được nghe và sử dụng chúng trong thực tế. Do đó trẻ khó có thể hiểu được nội dung bài học.
4/ Trẻ có thể dễ dàng nhận ra trật tự đúng của các từ trong cấu trúc của câu do kinh nghiệm nghe và sử dụng ngôn ngữ. 4/ Trẻ em rất khó để nhận ra trật tự đúng của các từ trong cấu trúc câu của ngôn ngữ thứ hai do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ.
5/ Trẻ sử dụng ngôn ngữ trong mọi môi trường giao tiếp: trường học, gia đình, cộng đồng. 5/ Trẻ hầu như chỉ sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường, còn ở gia đình và cộng đồng trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ.
2/ Những khó khăn của giáo viên và HSDT trong dạy và học môn Tiếng Việt:
- HSDT đã phải dung một ngôn ngữ mới là tiếng Việt để tiếp thu những nội dung, kiến thức mới của các môn học ( có nghĩa là sử dụng một công cụ mới để lĩnh hội một điều chưa biết khác), không những thế, HSDT còn phải học cùng một chương trình, một bộ sách giáo khoa và phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của từng lớp như một học sinh người kinh.
- Giáo viên dạy HSDT hầu như chưa được tập huấn về phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai.
- Giáo viên chủ yếu là người Kinh, không biết hoặc biết rất ít tiếng dân tộc nên gặp khó khăn về giao tiếp trong quá trình dạy học (GV với HS, GV với phụ huynh và cộng đồng).
3/ Một số lưu ý khi dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai:
a. Tăng cường tiếng Việt cho HS thông qua tiếng mẹ đẻ: Sử dụng tiếng mẹ đẻ để giúp các em hiểu được mình đâng học về cái gì/điều gì (có thể nhờ sự hỗ trợ của trợ giảng, cha mẹ hoặc HS khá tiếng Việt trong lớp giải thích từ ngữ trìu tượng, kiến thức, nội dung khó của bài học). Việc giải nghĩa các từ có thể bằng nhiều cách: tranh minh họa, vẽ phác thảo, vật thật, cử chỉ/động tác mô phỏng giúp cho HS hiểu được nghĩa của các từ trước khi cho HS học cách đọc, viết từ đó.
b. Nói với tốc độ phù hợp với học sinh: Luôn có ý thức rằng, bạn nói để học sinh có thể nghe và hiểu được điều bạn nói, chứ không phải nói để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm phù hợp với đối tượng HS bằng cách kiểm tra việc nghe hiểu của HS trong quá trình dạy học.
Ví dụ: Các em hãy tìm năm từ chỉ tên các loại hoa?
Kiểm tra việc nghe hiểu của HS bằng cách đặt câu hỏi: Cô yêu cầu viết mấy từ? về cái gì?
Nếu học sinh trả lời đúng thì có nghĩa là các em đã nghe và hiểu được nhiệm vụ.
c. Nhắc lại các từ, cụm từ từ chính trong suốt bài học cho đến khi học sinh hiểu được chúng, tạo cơ hội cho Hs sử dụng các từ, cụm từ này.
d. Làm cho bài hcọ gần gũi và ý nghĩa với đời sống học sinh bằng cách liên hệ, so sánh với đời sống thực tế của các em.
e. Tạo một môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, khi sử ngôn ngữ (không có cảm giác "sợ hãi").














Nguyên tắc khi dạy ngôn ngữ thứ hai

Phải bắt đầu từ "cái" đã biết để dạy "cái" chưa biết (dựa vào kinh nghiệm của trẻ và văn hóa của địa phương).
Từ đơn giản đến phức tạp.
Sử dụng phuơng pháp tự nhiên trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, tạo cho HS tự tin, thoải mái và vui vẻ, không bắt buộc HS nói khi chưa sẵn sàng.
Dạy nghe, nói và cho trẻ hiểu ý nghĩa của từ trước khi dạy đọc, viết.
Học thuộc bài qua bài hát, ca dao, đồng dao, tranh ảnh và trò chơi.
Học bằng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, sờ nắm, nếm ngửi).
Phần II: áp dụng dạy học tích cực cho học sinh dân tộc trong một số phân môn
Tiếng Việt lớp 1.
I. Phân môn Học vần
1. Giới thiệu bài mới:
- Sử dụng tranh vẽ, vật thật... cho HS quan sát, gọi tên các sự vật.
- Khai thác kinh nghiệm/ vốn sống của HS bằng cách tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, nói tất cả những điều mình đã biết về sự vật, con vật... đã quan sát (cho phép HS trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ sau đó một bạn trong nhóm nói lại những điều đã thảo luận bằng tiếng Việt):
+ Nói những điều em biết về sự vật, con vật...
+ Vẽ tranh.
+ Hát hoặc đọc một bài thơ .
+ Bắt chước tiếng kêu...
Các nhóm chia sẻ những điều đã biết của mình trước lớp.
Sau khi các nhóm trao đổi, GV chốt lại nội dung cơ bản giúp HS hình thành biểu tượng về nghĩa của từ mà các em sẽ được học trong bài.

2/ Nhận diện và phân tích âm/ vần/ tiếng/từ mới:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đức Triệu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)