Dạy học sinh cách phân biệt từ loại

Chia sẻ bởi Lương Thị Tuyến | Ngày 10/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: dạy học sinh cách phân biệt từ loại thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

I. từ loại
1.Danh từ:
a.Khái niệm: Là những từ chỉ về vật, người, cây cối...
b.Cách xác định:
Muốn biết một từ có phải là danh từ không ta thêm vào đằng trước nó những từ chỉ số lượng(1, 2, vài, dăm, những, các..) hoặc thêm vào đằng sau nó những từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó..)
c.Các loại danh từ: (2 loại) Danh từ chung và Danh từ riêng
1*Danh từ riêng:
Là những danh từ chỉ tên riêng của người, sự vật.
Cách viết hoa danh từ riêng:
*. Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng : Nguyễn Văn Hà, Thỏ, Rùa
Bắc Giang, Việt Nam...
*.Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên trong từ:
-Tên các tổ chức, đơn vị hành chính: Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Cách mạng...
- Tên nước ngoài: Lê-nin, Lu-i Pa-xtơ
2*Danh từ chung:(2 loại ) Danh từ cụ thể và Danh từ trừu tượng
Danh từ cụ thể
 Danh từ trừu tượng

Là những từ mà ta cảm nhận được bằng các giác quan (nhìn, ngửi, sờ, nghe, nếm)

Các loại danh từ cụ thể:
* Chỉ người: ông, cô giáo, y tá, ...
* Chỉ vật: con vật: gà, lợn rừng...
*Chỉ đồ vật: cốc, chén, dao, vô tuyến...
* Chỉ cây cối: ổi, hồng, na, xoan...
*Địa danh chung: huyện, xã, đất nước
*Tự nhiên: ao, hồ, sông, núi
* Xã hội: gia đình, nhà văn hoá, siêu thị..
*Chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, phải, trái, xung quanh
* Danh từ chỉ loại thể: con, cái, chiếc, quyển, cuốn, tấm, bức, cuộn...
* Chỉ đơn vị: tấn , tạ, mét, đồng, xu, cây,
*Chỉ đơn vị quy ước phỏng chừng: đoạn mẩu,nắm, miếng, ngụm, đống, tốp, bọn,
* DT trống nghĩa: sự, cuộc, nỗi, niềm, điều, cơn...
Là những danh từ mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan mà phải cảm nhận được bằng sự suy nghĩ.
Các loại danh từ trừu tượng:
* DT Hán-Việt: đạo đức, niềm tin, hoà bình, nhà trường, triều đình...
* Ghép giữa DTtrống nghĩa và ĐT, TT : -sự sống, sự hi sinh, sự đớn đau...
- nỗi buồn, nỗi đau xót, nỗi
- niềm vui, niềm mong nhớ... - cơn giận, cơn nghiện... -cuộc đấu tranh, cuộc vui...


2.Động từ:
a.Khái niệm: Là những từ chỉ về hoạt động trạng thái.
b.Cách xác định: Muốn biết một từ có phải là động từ không ta thêm vào đằng trước nó những từ chỉ mệnh lệnh(hãy, chớ, đừng..) , những từ chỉ sự hoàn thành(đã, đang, sẽ)hoặc thêm vào đằng sau nó những từ chỉ sự hoàn thành (xong, rồi..)
c.Các lo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Tuyến
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)