Dạy học Ngữ văn theo quan điểm Tích hợp

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh | Ngày 21/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: Dạy học Ngữ văn theo quan điểm Tích hợp thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:









Th¸i Thôy, th¸ng 10 n¨m 2006
Chuyên đề
DạY HọC NGữ VĂN
THEO QUAN ĐIểM TíCH HợP
Biên tập & chỉ đạo nội dung: phòng giáo dục
Nhóm biên soạn chuyên đề:
Nội dung chuyên đề gồm:



I - Cơ sở lí luận chung về dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp:
1) Khái niệm:
2) Biểu hiện của quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
3) Dạy học Ngữ văn: thực hành gắn với đời sống:
4) Một số định hướng về dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp:
II - Những bài học thực tế bước đầu về dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp:




Bài 13: Tiết 61+62: Văn bản Làng ( Kim Lân )
Tiết 64: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Tiết 65: Tự sự kết hợp với nghị luận & miêu tả nội tâm






A -Lý thuyết
B - Bài dạy minh hoạ:
I - Cơ sở lí luận chung về dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp:

1. Khái niệm: Tích hợp là gì ?
2. Những biểu hiện của tích hợp trong môn Ngữ văn
3. Quan điểm dạy học Ngữ văn:Thực hành gắn với đời sống
4. Định hướng vận dụng các phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp:
A -Lý thuyết
1. Khái niệm: Tích hợp là gì?
+ Tích hợp là sự phối kết hợp các môn học gần nhau để tạo ra hiệu quả giáo dục. Mấu chốt của tích hợp là sự phối kết hợp giữa các môn học khai thác đặc điểm chung để đạt được kết quả dạy học không chỉ từng môn mà của các môn được tích hợp:
+ Trong tích hợp có hai hình thức: Tích hợp ngang & Tích hợp dọc.
- Tích hợp ngang: Là tích hợp dựa trên điểm chung của 3 phân môn có ảnh hưởng lẫn nhau.

Ví dụ: Bài 4 Sách giáo khoa lớp 9: Phần văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (tự sự) tập làm văn là: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Kiến thức sẽ được lấy ngay tại văn bản đã học, vừa đáp ứng yêu cầu "tập" vừa "luyện".

1. Khái niệm: Tích hợp là gì?

- Tích hợp dọc: là tích hợp theo từng vấn đề: Nội dung dạy học ở một phân môn còn có liên hệ đến các nội dung khác đã dạy học hoặc sẽ dạy học ở hai phân môn kia hoặc chính ở phân môn ấy:

Ví dụ: ở bài Xưng hô trong hội thoại (lớp 9) các dẫn liệu được lấy "lời thoại" các nhân vật trong văn bản đã học. Hay ở "sự phát triển từ vựng" ở lớp 9 học sinh phải vận dụng kĩ năng giải nghĩa từ ở lớp 6.

1. Khái niệm: Tích hợp là gì?

- Ngoài ra còn các hình thức tích hợp rộng hơn: Môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học . để nâng cao hiệu quả giờ dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh .

Ví dụ:
Để đánh giá về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê ( Trong văn bản Thu điếu - Nguyễn Khuyến ) cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về màu sắc, đường nét, cách chấm phá qua miêu tả . ( có liên quan đến Hội hoạ, Mĩ thuật. )

2. Những biểu hiện của quan điểm tích hợp trong Ngữ văn
+ Trong tên gọi: Như trên đã nói, tên mới của môn học là Ngữ văn là sự hợp nhất giữa 3 phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Theo cách gọi này các phân môn không có ranh giới rõ rệt như trước.

+ Trong nội dung bài học: Không còn ba bài học riêng, mà là ba phần học thống nhất lại trong một bài học: Bài học Ngữ văn.

Có thể hình dung một bài học Ngữ văn lớn là kết quả của ba bài học nhỏ. Một bài học lớn cùng lấy một ngữ liệu (tất nhiên không phải 100% số bài đều như thế)

2. Những biểu hiện của quan điểm tích hợp trong ngữ văn
- Trục tích hợp của Ngữ văn: Chương trình Ngữ văn mới lấy 6 kiểu văn bản làm trục đồng quy gồm :
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản lập luận
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản điều hành
- Phối hợp nội dung dạy học của 3 phân môn: Đây là điểm mới của chương trình Ngữ văn. Dạy Tập làm văn theo 6 kiểu văn bản này ; Tiếng Việt và Văn chọn nội dung dạy học sao cho có thể phục vụ tốt nhất cho các kiểu văn bản đó.
2. Những biểu hiện của quan điểm tích hợp trong ngữ văn
- Chương trình Ngữ văn đựơc kết cấu theo hai nguyên tắc là hàng ngang và đồng tâm.

+ Nguyên tắc theo hàng ngang: khi dạy một kiểu văn bản thì tất cả các phân môn đều lựa chọn sao cho tương ứng với kiểu văn bản đó.

+ Nguyên tắc đồng tâm: Chia nội dung dạy học Ngữ văn thành 2 vòng: Vòng 1 (lớp 6,7), vòng 2 (lớp 8,9) ở mỗi vòng đều dạy 6 kiểu văn bản ; Tuy nhiên được nâng cao ở vòng 2.
3. Quan điểm dạy ngữ văn: Thực hành gắn với đời sống
+ ở chương trình cũ : môn Văn học mang nặng tính lý thuyết ; phần lớn chương trình là phân tích các tác phẩm văn học nên gợi cảm giác xa rời thực tế, văn chỉ là những tác phẩm văn chương; đổi mới dạy học hiện nay tăng cường quan điểm "thực hành" trong dạy học. Tác phẩm văn học được giảm đi, chủ yếu là những tác phẩm ngắn theo tinh thần tinh giản.

+ Dạy học Ngữ văn theo hướng đổi mới lấy việc rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết làm trọng tâm. Trước đây ta chủ yếu rèn kĩ năng viết thì bây giờ rèn cả 4 kĩ năng.
+ Nghe ở đây không chỉ đơn thuần dùng thính giác tiếp nhận mà còn phải đánh giá đúng sai.
3. Quan điểm dạy ngữ văn: Thực hành gắn với đời sống
+ Nói ở đây là khả năng diễn đạt bằng lời để sao cho hiệu quả. Tránh nói như viết, viết như nói. Từ đó học sinh có khả năng trình bày vấn đề trước tập thể, tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

+ Đọc ở đây không chỉ là phát âm cho chuẩn mà đọc sáng tạo, đi liền với vốn hiểu biết, cảm xúc, suy nghĩ, diễn cảm và cả liên tưởng nữa.
+ Viết cũng không chỉ là đúng chính tả, từ, câu mà còn biết các thao tác để tạo lập văn bản.

Như vậy quan điểm thực hành đã khiến cho việc dạy học Ngữ văn gắn liền với đời sống và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà lấy lại được vị trí của môn Ngữ văn trong cuộc sống hiện đại hôm nay.
4. Định hướng phương pháp dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp
1- Trước hết phải khẳng định không có phương pháp dạy học tích hợp Ngữ văn mà chỉ có định hướng dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp.

Trong đó , định hướng cơ bản là là: đảm bảo việc dạy học những tri thức, kĩ năng đặc thù của từng phân môn , giáo viên còn phải tìm ra yếu tố "đồng quy" giữa ba phân môn. Đồng thời, giáo viên phải có ý thức khai thác các yếu tố chung có thể tích hợp trong 1 bài học một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, không máy móc, gượng ép, áp đặt. Phải ý thức triệt để việc tích cực hóa hoạt động cuả học sinh. Tóm lại việc dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp là định hướng dạy học Ngữ văn vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển.
Phương pháp dạy học các phân môn
trong Ngữ văn
a) Văn học:
Trong quá trình dạy phân môn này giáo viên cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Văn, chú ý đến thể hiện nội dung và chương trình tích hợp.

+ Phải bám sát vào đặc trưng thể loại của văn bản, phải xác định được văn bản đó được viết bằng phương thức biểu đạt nào là chính ngoài ra còn có yếu tố nào khác.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi: Đây là phần quan trọng, chiếm nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư ( chú ý tới sự đa dạng của câu hỏi )

+ Chú ý khai thác các yếu tố chung của Văn, Tập làm văn, Tiếng Việt trong văn bản để phục vụ cho Văn đồng thời hỗ trợ cho Tập làm văn và Tiếng Việt .Việc làm này phải tự nhiên chứ không được áp đặt, máy móc
b) Tập làm văn

Phân môn này cũng không có phương pháp mới hoàn toàn. Giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:

+ Có ý thức vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học Tập làm văn. Khai thác các yếu tố chung giữa Tập làm văn -Văn - Tiếng Việt để vừa dạy Tập làm văn có hiệu quả vừa hỗ trợ cho việc dạy Văn, Tiếng Việt.
- Chú trọng cả lí thuyết và thực hành trong đó trọng tâm là thực hành.
- Bằng hệ thống câu hỏi phân tích mẫu để rút ra kết luận (Quy nạp)
- Trong việc chấm trả: Phải công khai đáp án để học sinh đối chiếu và rút kinh nghiệm.
c. Tiếng Việt:

Trong phân môn Tiếng Việt, tính tích cực là đặc trưng của phương pháp dạy học bộ môn này. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Giáo viên đóng vai trò tổ chức cho học sinh hoạt động. Mỗi học sinh đều được làm việc tích cực, sáng tạo, thể hiện được khả năng, năng lực của mình.

+ Các biện pháp tổ chức hoạt động cho học sinh:
- Nội dung hoạt động
Phân tích mẫu - Thực hành - Trao đổi, thuyết trình
- Hình thức hoạt động
Làm việc độc lập
Làm việc theo nhóm
Làm việc theo lớp
Làm bài tập ở nhà

Tãm l¹i:
+ Trªn ®©y chØ lµ nh÷ng ®Þnh h­íng chung vÒ ph­¬ng ph¸p d¹y m«n Ng÷ v¨n nãi chung vµ c¸c ph©n m«n nãi riªng theo quan ®iÓm tÝch hîp.
+ Cßn vËn dông vµo cô thÓ tõng bµi, tõng phÇn, tõng khèi líp nh­ thÕ nµo lµ tïy thuéc ë sù t­ duy s¸ng t¹o cña mçi gi¸o viªn.

+ Tuy nhiªn, dï thÕ nµo còng vÉn ph¶i tu©n thñ nguyªn t¾c: LÊy häc sinh lµm trung t©m cßn thÇy ®ãng vai trß lµ ng­êi tæ chøc h­íng dÉn, trß chñ ®éng tÝch cùc ho¹t ®éng.
II - Một số kinh nghiệm bước đầu về dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp
Từ thực tế thực hiện CT-SGK mới, dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp, các tổ khoa học Xã hội cụm trường Thụy Phong đã quan tâm đến một số điểm sau:
1)Trước hết, giáo viên cần có cái nhìn khái quát chương trình Ngữ văn THCS, như vậy mới chủ động thực hiện CT-SGK từng khối lớp.

Ví dụ: Dạy nghị luận ở lớp 7 không thể bỏ qua các bài dạy về nghị luận ở lớp 8; dạy thuyết minh ở lớp 8 phải tìm hiểu cả các bài dạy về thuyết minh ở lớp 9.

2) Việc tích hợp phải tự nhiên, hài hòa, đúng chỗ,đúng lúc, tránh sự máy móc. Bản thân chương trình đã mang tính tích hợp , nên việc tích hợp phải được tính toán để phù hợp 45` lên lớp. Tránh việc quan trọng hóa điều này để rơi vào tình trạng "sôi hỏng, bỏng không", lan man .
II - Một số kinh nghiệm bước đầu về dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp

3. Muốn có tri thức để tích hợp trong dạy học, mỗi giáo viên phải trang bị cho mình một phông kiến thức rộng: Giỏi một môn và biết nhiều môn khác, ít nhất là trong phạm vi tự nhiên hay xã hội.

4. Trong việc đánh giá bài dạy của giáo viên nên chú ý tích hợp nhưng không vì thế mà bắt bẻ máy móc. Cần phải xem bài dạy đó chỗ tích hợp có phù hợp, cần thiết không? Lưu lượng đưa vào bài là vừa hay quá ít, quá lớn? Việc tích hợp như thế đã tự nhiên nhuần nhuyễn hay còn áp đặt, gượng ép. Người đi dự giờ không nên áp đặt quan điểm quá cá nhân mà đánh giá sẽ dẫn đến tranh luận không cần thiết.
Tóm lại:
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng theo định hướng tích hợp & tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình, không phải là việc làm ngày một, ngày hai.
Nhưng điều quan trọng là: mỗi chúng ta ý thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Phấn đấu để mỗi tiết học bình thường ở nhà trường, học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành và thảo luận nhiều hơn, và quan trọng hơn nữa là: được suy nghĩ và sáng tạo nhiều hơn .

Chúc các bạn đồng nghiệp thành công !







Bài 13: Tiết 61+62: Văn bản Làng ( Kim Lân )
Tiết 64: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Tiết 65: Tự sự kết hợp với nghị luận & miêu tả nội tâm

( Căn cứ vào việc thực hiện chương trình, các trường & cụm trường có thể thiết kế các bài học khác làm bài dạy minh hoạ cho phù hợp )






B - Bài dạy minh hoạ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)