Dạy học liên môn trong lịch sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: dạy học liên môn trong lịch sử thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Nhóm 1. Lớp sử - GDQP 3B
Đề tài: Dạy học liên môn trong học tập lịch sử trường THPT
1. Tầm quan trọng của dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Vì vậy LS liên quan đến cả KHTN và KHXH. Vì vậy nên cần phải dạy học liên môn trong học tập lịch sử.
2. Mối quan hệ giữa các môn trong dạy học lịch sử.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa. Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.
Ví dụ như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như đọc tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu.
Hay như diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như Địa Lí chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
-Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa, còn Hóa Học giúp bảo quản các tài liệu thành văn.
- Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chức năng của bộ môn là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người ( thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự kiện, quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Kết luận: Do đó, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử xã hội loài người không thể trình bày một cách phiến diện. Sử dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một số môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống thống nhất những quan điểm về xã hội hiện đại, hiểu sâu hơn về sự phát triển biện chứng của lịch sử.
3. Tác dụng của dạy học liên môn đối với học sinh
DHLM giúp học sinh nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ cơ hữu giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử.
- DHLM khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của xã hội.
4- Yêu cầu của DHLM đối với giáo viên
Việc dạy học theo nguyên tắc liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là văn học, địa lí, giáo dục công dân. Học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu biết sâu sắc, toàn diện một cách sự kiện. Các em được cũng cố, ôn tập, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông minh vào học tập.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Lịch sử kết hợp với địa lí.
Chiến dịch ĐBP diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Lai Châu. Nay thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
ĐBP bao quanh là núi và nằm trong thung lũng Mường Thanh, chiều dài khoảng 20km, chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam. ĐBP cách biên Việt – Lào khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 474 km.
2- Lịch sử kết hợp với văn học
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh ngày
đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...
3. Lịch sử kết hợp với âm nhạc
Giáo viên có thể cho học sinh nghe những bài hát về truyền thống cách mạng như : Hò kéo pháo, Chiếc gậy trường sơn, … vừa thay đổi không khí trong lớp học, vừa giúp cho học sinh dễ tiếp thu bài hơn.
4. Lịch sử kết hợp với GDCD
Thông qua giảng dạy lịch sử ở phần chiến dịch Điện Biên Phủ, lịch sử góp phần giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh, biết ơn thế hệ đ trước đã hi sinh cho độc lập của đất nước, từ đó hình thành và bồi đắp thêm tinh thần yêu quê hương, yêu tổ quốc, quyết tâm học tâm để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
5. Lịch sử kết hợp với toán thống kê.
Khi giảng dạy về chiến dịch Điên Biên Phủ, giáo viên có thể kết hợp với toán thống kê để thống kê số lượng lượng địch và ta khi tham gia cuộc chiến, kết quả của cuộc chiến, so sánh lực lượng của ta và của địch…
Kết luận: Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy- học môn Sử cũng như chất lương giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
Đề tài: Dạy học liên môn trong học tập lịch sử trường THPT
1. Tầm quan trọng của dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Vì vậy LS liên quan đến cả KHTN và KHXH. Vì vậy nên cần phải dạy học liên môn trong học tập lịch sử.
2. Mối quan hệ giữa các môn trong dạy học lịch sử.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa. Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.
Ví dụ như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như đọc tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu.
Hay như diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như Địa Lí chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
-Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa, còn Hóa Học giúp bảo quản các tài liệu thành văn.
- Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chức năng của bộ môn là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người ( thế giới và dân tộc), việc nắm vững những sự kiện, quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Kết luận: Do đó, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử xã hội loài người không thể trình bày một cách phiến diện. Sử dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một số môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống thống nhất những quan điểm về xã hội hiện đại, hiểu sâu hơn về sự phát triển biện chứng của lịch sử.
3. Tác dụng của dạy học liên môn đối với học sinh
DHLM giúp học sinh nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ cơ hữu giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử.
- DHLM khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của xã hội.
4- Yêu cầu của DHLM đối với giáo viên
Việc dạy học theo nguyên tắc liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là văn học, địa lí, giáo dục công dân. Học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu biết sâu sắc, toàn diện một cách sự kiện. Các em được cũng cố, ôn tập, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông minh vào học tập.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Lịch sử kết hợp với địa lí.
Chiến dịch ĐBP diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Lai Châu. Nay thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
ĐBP bao quanh là núi và nằm trong thung lũng Mường Thanh, chiều dài khoảng 20km, chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam. ĐBP cách biên Việt – Lào khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 474 km.
2- Lịch sử kết hợp với văn học
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh ngày
đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...
3. Lịch sử kết hợp với âm nhạc
Giáo viên có thể cho học sinh nghe những bài hát về truyền thống cách mạng như : Hò kéo pháo, Chiếc gậy trường sơn, … vừa thay đổi không khí trong lớp học, vừa giúp cho học sinh dễ tiếp thu bài hơn.
4. Lịch sử kết hợp với GDCD
Thông qua giảng dạy lịch sử ở phần chiến dịch Điện Biên Phủ, lịch sử góp phần giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh, biết ơn thế hệ đ trước đã hi sinh cho độc lập của đất nước, từ đó hình thành và bồi đắp thêm tinh thần yêu quê hương, yêu tổ quốc, quyết tâm học tâm để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
5. Lịch sử kết hợp với toán thống kê.
Khi giảng dạy về chiến dịch Điên Biên Phủ, giáo viên có thể kết hợp với toán thống kê để thống kê số lượng lượng địch và ta khi tham gia cuộc chiến, kết quả của cuộc chiến, so sánh lực lượng của ta và của địch…
Kết luận: Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy- học môn Sử cũng như chất lương giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)