Day hoc kien tao

Chia sẻ bởi Nguyễn Trang | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Day hoc kien tao thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Dạy học kiến tạo
N?I DUNG
Dạy
học
kiến
tạo
Lịch sử vấn đề
Khái niệm về kiến tạo có từ thời cổ xưa, thời Socrate; cụ thể là từ cuộc hội thoại của ông với những người học trò của ông. Trong cuộc trao đổi này, ông đã đưa ra những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắt người học tự mình nhận ra điểm yếu trong suy nghĩ của họ. Cuộc trao đổi này đến nay vẫn được coi là một công cụ quan trọng theo cách kiến tạo mà các nhà giáo dục kiểm tra kiến thức của học sinh và chuẩn bị cho việc hình thành kiến thức mới.
Jean Piaget và John Dewey đã phát triển các học thuyết về sự phát triển và giáo dục trẻ em - điều này đã tạo nên bước tiến cho lý thuyết kiến tạo.
Lịch sử vấn đề
J.Piaget cho rằng: con người học tập thông qua việc thiết lập nên chuỗi lôgíc liên tiếp nhau, cái này nối tiếp cái kia. Ông cũng kết luận rằng, lôgic cũng như phương thức suy nghĩ của trẻ em hoàn toàn khác so với người trưởng thành. Đây chính là cơ sở của việc giáo dục dựa trên lý thuyết kiến tạo.
John Dewey yêu cầu giáo dục phải dựa trên kinh nghiệm thực tế. Ông viết: "Nếu bạn nghi ngờ rằng quá trình học diễn ra như thế nào, hãy tham gia vào các câu hỏi liên tiếp: nghiên cứu, suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau, từ đó hình thành niềm tin dựa vào các bằng chứng cụ thể."
Lịch sử vấn đề
Các triết gia, nhà tâm lý học có công trong việc thêm những triển vọng mới cho lý thuyết kiến tạo và áp dụng lý thuyết kiến tạo vào thực tiễn là: Lev Vygotsky, Jerome Bruner, và David Ausubel.
Vygotsky đã đưa khía cạnh xã hội của việc học vào lý thuyết kiến tạo. Ông định nghĩa "vùng tiệm cận đúng" (zone of proximal learning) - điều mà HS tìm ra vượt qua trình độ phát triển hiện tại của HS (nhưng vẫn nằm trong ngưỡng phát triển tiềm năng của họ) dưới sự hướng dẫn của người lớn hoặc hợp tác với các bạn học có năng lực hơn.
Lịch sử vấn đề
Bruner đề xướng thay đổi chương trình dựa trên quan điểm học tập là một quá trình tích cực và mang tính xã hội, trong đó, HS tổ chức nên những ý kiến mới và các khái niệm dựa trên kiến thức hiện tại của họ.
Những nhà giáo dục hiện đại đã nghiên cứu, viết, và áp dụng lý thuyết kiến tạo vào giáo dục bao gồm: John D. Bransford, Ernst von Glasersfeld, Eleanor Duckworth, George Forman, Roger Schank, Jacqueline Grennon Brooks, và Martin G. Brooks.
Các khái niệm
Sự đồng hoá xuất hiện như một cơ chế giữ gìn cái đã biết trong trí nhớ và cho phép người học dựa trên những khái niệm quen biết để giải quyết tình huống mới. Đó là quá trình chủ thể tiếp nhận khách thể, tức là chủ thể dùng các kiến thức và kĩ năng sẵn có để xử lý các thông tin và tác động từ bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu nhận thức.
Các khái niệm
Sự điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng nhữnh kiến thức và kĩ năng quen thuộc để giải quyết tình huống mới nhưng  đã không thành công. Vì thế, để giải quyết tình huống này người học phải thay đổi, điều chỉnh, thậm chí loại bỏ những kiến thức và kinh nghiệm đã có. Khi tình huống mới được giải quyết thì kiến thức mới được hình thành và được bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có.
Các khái niệm
Theo Mebrien và Brandt (1997) thì: “Kiến tạo là một cách tiếp cận “dạy” dựa trên nghiên cứu về việc “học” với niềm tin rằng: Tri thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó được nhận được từ người khác”.
Brooks (1993) thì: “Quan điểm về kiến tạo trong dạy học khẳng định rằng học sinh cần phải tạo nên những hiểu biết về thế giới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vào trong những cái mà họ đã có trước đó. Học sinh thiết lập nên những quy luật thông qua sự phản hồi trong mối quan hệ tương tác với những chủ thể và ý tưởng…” 
Các khái niệm
Năm 1999, M.Briner đã viết: “Người học tạo nên kiến thức của bản thân bằng cách điều khiển nhữnh ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huống mới hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu nhận được với những kiến thức đang tồn tại trong trí óc”.
Nhìn chung các khái niệm nói trên có điểm chung đó là nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận những tri thức cho bản thân.
Bản chất
   Bản chất của dạy học kiến tạo về thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kĩ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới.
   Người học không học bằng cách thu nhận một cách thụ động nhữngtri thức do người khác truyền dạy cho một cách áp đặt,mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực,phát hiện ra vấn đề,giải quyết vấn đề bằng cách đồng hoá hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới,từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân.
   Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài
   Ý tưởng về “phép cộng” được kiến tạo nên thông qua kinh nghiệm sống của HS đó là phép” đếm thêm”, hay nói cách khác khái niệm “phép cộng” chỉ có thể được tạo nên trong chính tư duy của các em.
Ví dụ:
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
 Ở đây quá trình nhận thức của học sinh chỉ nhằm mục đích chủ động,tái tạo lại tri thức của nhân loại trong chính bản thân mình,hơn nữa quá trình nhận thức của học sinhlại được diễn ra trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường dạy học
Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi người.Nhajn thức không phải là khám phá một tgế giới độc lập đang tồn tại bên ngoài ý thức của chủ thể.
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
 Tránh để người học phát triển một cách quá tự do dẫn đến tình trạng hoặc là tri thức người học thu được trong quá trình học tập là quá lạc hậu hoặc là quá xa vời với tri thức khoa học phổ thông không phù hợp với lứa tuổi.
Kiến thức và kinh nghiệm mà cá nhân thu nhận phải “tương xứng”với những yêu cầu mà tự nhiên và xã hội đặt ra.
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
Học sinh đạt được tri thức mới theo chu trình:
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
 Tìm dấu hiệu chia hết cho 9
Dự báo: dựa vào các chữ số tận cùng như dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
Kiểm nghiệm: 19 có 9 chia hết cho 9 nhưng 19 không chia hết cho 9.
Thất bại: Dấu hiệu chia hết cho 9 không như dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
Thích nghi: nhận xét tổng các chữ số của các số chia hết cho 9 có chia hết cho 9 hay không.
Kiến thức mới: Dấu hiệu chia hết cho 9:”Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.
Học sinh đạt được tri thức mới theo chu trình:
Tri thức là sản phẩm của hoạt động phát hiện và sáng tạo của chính người học.Học là quá trình phát hiện và sáng tạo một cách tích cực của chủ thể nhận thức,không phải là sự tiếp thu một cách thụ động từ giáo viên.
Kết luận
Nhận thức là quá trình tổ chưc lại thế giới quan của chính người học thông qua hoạt động trí tuệ và thể chất.
Học là một quá trình có tính chất xã hội,thể hiện ở 2 khía cạnh: Học là một quá trình đáp ứng yêu cầu của xã hội và quá trình nhận thức của trẻ chịu ảnh hưởng của các tương tác xã hội.
Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo
Quy trình dạy học theo lối kiến tạo
Ôn tập, tái hiện
Nêu vấn đề
Tập hợp các ý tưởng của HS; so sánh ý tưởng đó và đề xuất ý tưởng chung của cả lớp (hoặc cả nhóm)
Dự đoán (đề xuất giả thiết)
HS kiểm tra giả thiết (thử - sai)
Rút ra kết luận chung (tri thức mới)
Ví dụ minh hoạ
So sánh các số có nhiều chữ số
Vị trí:
- Toán 4 (trang 12)
Trước khi học bài này, HS đã học "So sánh các số trong phạm vi 10 000" (toán 3)
Ví dụ minh hoạ
Ôn tập và tái hiện
a) So sánh các số sau: 6742 và 6722, 1965 và 1965, 9424 và 998.
b) Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Ví dụ minh hoạ
Nêu vấn đề
GV: Muốn so sánh 2 số có nhiều chữ số, ta làm thế nào?
HS tự phát hiện:
+ ở phần Ôn tập và tái hiện: so sánh 2 số trong phạm vi 10 000
+ ở phần này: so sánh 2 số có nhiều chữ số (mở rộng vòng số)
=> Cách so sánh có gì thay đổi không?
Ví dụ minh hoạ
Tập hợp các ý tưởng của HS, so sánh các ý tưởng đó và đề xuất ý tưởng chung của cả lớp.
HS đưa ra các phương án:
Tương tự như so sánh 2 số trong phạm vi 10 000
Cả lớp thống nhất ý kiến:
Tương tự như so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.
Ví dụ minh hoạ
Dự đoán (đề xuất giả thuyết)
HS dự đoán:
So sánh 2 số như sau:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại
+ Nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
+ Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Ví dụ minh hoạ
HS kiểm tra giả thiết (Thử - sai)
HS tự chọn các cặp số bất kỳ rồi đem so sánh với nhau bằng theo phương án đề ra.
Từ đó, HS khẳng định dự đoán đúng.
Rút ra kết luận chung
Cách so sánh (như trên)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)