DAY HOC KIEM TRA DANH GIA MON LICH SU

Chia sẻ bởi nguyễn thị thái | Ngày 24/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: DAY HOC KIEM TRA DANH GIA MON LICH SU thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Tập huấn

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
A. CƠ SỞ
1. Một số kết quả đã đạt được
- Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH, KTĐG. Nhiều GV đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG.
- Nhiều GV đã vận dụng được các PPDH, KTĐG tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT-TT trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao; GV bước đầu vận dụng được qui trình KT, ĐG mới.
2. Một số mặt còn hạn chế

1. Hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao.
2. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là PPDH chủ đạo của nhiều GV.
3. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn ít.


4. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy.

5. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.


3.Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của CTGD cấp THCS

1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
2. Nhân ái, khoan dung.
3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
Về phẩm chất:
Về các năng lực chung
4. So sánh một số đặc trưng cơ bản của CTGD định hướng ND và CTGD định hướng năng lực
(1) Đánh giá kết quả GD đối với các môn học và hoạt động GD ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu GD, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả GD HS.
(2) Đánh giá cần phải dựa theo chuẩn KT, KN từng môn học, hoạt động GD từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về KT, KN, thái độ của HS của cấp học.
5. Định hướng chung về đổi mới KTĐG
(3) Đánh giá cần phải phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
(4) Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng TNKQ và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
(5) Cần có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy - học.
6. Một số khác biệt cơ bản giữa đánh giá kiến thức - kĩ năng của người học và đánh giá năng lực người học

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)