DẠY HỌC KE CHUYEN 5 THEO HƯỚNG CHUẢN KIEN THƯC KI NANG VA ĐIEU CHINH NOI DUNG DẠY HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bình | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC KE CHUYEN 5 THEO HƯỚNG CHUẢN KIEN THƯC KI NANG VA ĐIEU CHINH NOI DUNG DẠY HỌC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
CHUYÊN ĐỀ
KỂ CHUYỆN LỚP 5
Năm học: 2011-2012
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN BÌNH
ĐỀ TÀI:
DẠY - HỌC KỂ CHUYỆN THEO HƯỚNG CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC.
Mục tiêu:
Củng cố và phát triển kĩ năng kể chuyện đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp dưới, đặc biệt là ở lớp 4.
2. Góp phần, hỗ trợ đắc lực nâng cao kĩ năng Đọc (ngữ điệu), kĩ năng hành văn (Tập làm văn) cuối bậc Tiểu học.
3. Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
B. Nội dung dạy học cơ bản:
Rèn luyện kĩ năng:
Củng cố kĩ năng kể chuyện đã hình thành ở các lớp 1,2,3,4.
Bằng những câu chuyện cụ thể ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập, trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời thuyết minh ngắn gọn được thầy, cô giáo kể cho HS nghe, rồi kể lại.( kĩ năng nói-nghe)
b.Phát triển kĩ năng kể chuyện đã hình thành từ lớp 4:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học:
Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ hai trong một chủ điểm học tập. Những câu chuyện này HS phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể). Mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói, kích thích ham đọc sách.
Kể chuyện được chứng hoặc tham gia:
Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập. Đối với kiểu kể chuyện này đòi hỏi sự sáng tạo ở mức độ cao hơn: HS phải nhớ lại những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện để sắp xếp lại các chi tiêt và kể.
Mục đích của kiểu bài này rèn luyện kĩ năng nói, quan sát ghi nhớ.
2. Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
Thông qua việc trao đổi, đối thoại ý nghĩa câu chuyện các kiểu bài kể chuyện nói trên giúp HS mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS
C. Các biện pháp dạy học:
Sử dụng lời kể của GV làm chỗ dựa cho HS kể lại câu chuyện.
2. Sử dụng tranh minh họa (sgk) để gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
3. Sử dụng câu hỏi hoặc gợi ý để hướng dẫn HS sưu tầm truyện kể phù hợp với yêu cầu từng tiết kể chuyện; xây dựng những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
D. Quy trình dạy học:
Dạy bài nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp.(Ví dụ: Câu chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng )
Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện(hoặc một phần câu chuyện) đã kể ở tiết trước đó và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
b. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời hoặc bằng lời kết hợp với băng hình hay các đồ dùng dạy học khác
để định hướng chú ý chú ý của HS vào bài mới và tạo hứng thú cho HS.
HS nghe kể chuyện:
- GV kể lần 1, HS nghe
- GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn tranh minh họa.
HS tập kể chuyện:
- Kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nói về nhân vật chính.
- Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Củng cố, dặn dò.

2. Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia.
Kiểm tra bài cũ: Như kiểu 1.
Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu kể chuyện của tiết học.
- HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của tiết học (theo gợi ý sgk)
- HS tập kể chuyện: Kể trong nhóm, kể trước lớp.
- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Như kiểu 1.
Củng cố, dặn dò:
E. Những điều cần lưu ý:
1. GV cần hướng dẫn, giúp đỡ để HS ở mọi trình độ đều tìm được câu chuyện kể (với bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia).
2. Đối với các kiểu bài kể chuyện cần tổ chức giờ học vui như một giờ giao lưu tập thể, tạo điều kiện cho mọi HS được thể hiện mình trước các bạn một cách tự nhiên và được thành công. GV nên giúp các em tìm truyện, giới thiệu tên truyện hoặc thậm chí cho các em mượn truyện.Với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, ở một vài chủ điểm khó hoặc với HS yếu có thể kể lại chuyện trong sgk hoặc nghe GV đọc, kể tại lớp rồi kể lại.
3. Đối với kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia thì giảm bớt một số bài khó. Đây là một kiểu bài tập khó, GV không yêu cầu quá cao ở HS, HS có thể kể những câu chuyện mắt thấy tai nghe trong thực tế hoặc được chứng kiến trên truyền hình. Điều cốt yếu là câu chuyện đúng chủ điểm, không cần nhiều tình tiết phức tạp.
4. GV cần tế nhị, nhẹ nhàng, thân thiện trong việc hướng dẫn, giúp đỡ và nhận xét việc thể hiện câu chuyện kể của các em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)