Day hoc hoa nhap hoc sinh Khuyet Tat Tri Tue cap Trung hoc - Co Quyen

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lực | Ngày 23/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Day hoc hoa nhap hoc sinh Khuyet Tat Tri Tue cap Trung hoc - Co Quyen thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC

*****
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ (HS KTTT)
CẤP TRUNG HỌC
Báo cáo viên: Hoàng Thị Lệ Quyên
Khoa Giáo dục đặc biệt-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
2
Các vấn đề chính:

Khuyết tật trí tuệ (KTTT): định nghĩa và phân loại mức độ
Đặc điểm, khả năng và nhu cầu của HS KTTT
Lưu ý với giáo viên khi dạy học hòa nhập HS KTTT cấp trung học: môi trường lớp học, đồ dùng dạy học, điều chỉnh, quản lí hành vi…
Các lĩnh vực và hoạt động hỗ trợ HS KTTT về hành vi thích ứng
Các thuật ngữ khác nhau

Khuyết tật (Disability)
Hạn chế của cá nhân gây bất tiện rõ rệt với việc thực hiện chức năng trong xã hội
Có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào
Cần được xem xét trong bối cảnh gồm các yếu tố cá nhân và môi trường

Khuyết tật phát triển (KTPT) - Developmental Disability
Khuyết tật nghiêm trọng, kéo dài bắt đầu từ khi sinh ra đến khi 21 tuổi và kéo dài suốt đời
Có thể ảnh hưởng về mặt nhận thức, thể chất hoặc cả hai
Hạn chế nặng nề trong các hoạt động hàng ngày
Các thuật ngữ khác nhau

Nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để mô tả về Khuyết tật trí tuệ (KTTT)
Vài năm qua đã có sự thay đổi thuật ngữ
Chậm phát triển trí tuệ (Mental Retardation)
Khuyết tật trí tuệ (Intellectual Disability)
Định nghĩa: Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần (DSM IV – TR)

Chức năng trí tuệ thấp đáng kể dưới mức trung bình: IQ gần 70 hoặc thấp hơn trong bài trắc nghiệm IQ cá nhân

Đi kèm với hạn chế đáng kể về chức năng thích ứng ở ít nhất 2 lĩnh vực kĩ năng :
Giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội/liên hệ với người khác, sử dụng tiện ích công cộng, tự định hướng, các kĩ năng học đường chức năng, nghề nghiệp, giải trí, sức khỏe và an toàn

Xuất hiện trước tuổi 18
DSM IV-TR
Phân loại các mức độ: Nhẹ, TB, Nặng, Nghiêm trọng

Nhẹ
IQ 55-70
Hạn chế hành vi thích ứng trong 2 lĩnh vực hoặc hơn
Trung bình
IQ 35-54
Hạn chế hành vi thích ứng trong 2 lĩnh vực hoặc hơn
Nặng
IQ 20-34
Hạn chế hành vi thích ứng trong tất cả lĩnh vực
Nghiêm trọng
IQ dưới 20
Hạn chế hành vi thích ứng trong tất cả lĩnh vực
Các mức độ khuyết tật trí tuệ

KTTT nhẹ
Chậm trễ một chút ở tuổi mầm non
Thường đánh giá được sau khi trẻ vào lớp 1
Ở những lớp đầu tiểu học thường nói được câu 2-3 từ
Ngôn ngữ diễn đạt có cải thiện theo thời gian
Các kĩ năng đọc/toán ở mức từ lớp 1-6
Sở thích về mặt xã hội thường đúng độ tuổi
Tuổi trí tuệ đạt đến khoảng 8-11 tuổi
Kĩ năng học đường thấp có thể làm hạn chế khả năng học nghề
Các mức độ khuyết tật trí tuệ

KTTT trung bình
Chậm trễ rõ rệt ở các mốc phát triển
Đến tuổi vào lớp 1 có thể giao tiếp bằng từ đơn và cử chỉ điệu bộ
Mục tiêu là ngôn ngữ chức năng
Đến tuổi vào lớp 1 các kĩ năng tự chăm sóc tương đương với khoảng 2-3 tuổi
Lên 14 tuổi: các kĩ năng tự chăm sóc cơ bản, hội thoại đơn giản và tương tác xã hội phối hợp
Tuổi trí tuệ tương đương khoảng trẻ 6-8 tuổi
Cơ hội nghề nghiệp hạn chế ở mức các công việc không đòi hỏi kĩ nang và cần được giám sát, hỗ trợ trực tiếp
Các mức độ khuyết tật trí tuệ

KTTT nặng
Phát hiện từ khi sinh ra đến 2 tuổi
Thường xảy ra đồng thời với những biểu hiện bất thường về mặt sinh học
Nguy cơ rối loạn vận động và động kinh cao
Lên 12 tuổi: có thể sử dụng cụm 2-3 từ
Tuổi trí tuệ tương đương trẻ 4-6 tuổi
Khi lớn lên cần trợ giúp, ngay cả các hoạt động tự chăm sóc
Cần giám sát chặt chẽ với tất cả nhiệm vụ học nghề
Các mức độ khuyết tật trí tuệ

KTTT nghiêm trọng
Phát hiện từ khi sinh ra
Chậm trễ rõ rệt và có bất thường về mặt sinh học
Tuổi mầm non có thể thực hiện chức năng như trẻ 1 tuổi
Tỉ lệ tử vong cao
Lên 10 tuổi: đi lại hoặc các kĩ năng tự chăm sóc cần trợ giúp
Giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ
Nhận ra một số người quen
Tuổi trí tuệ tương đương trẻ từ 0-4 tuổi
Không có vẻ đạt được các kĩ năng chức năng
Tóm lại: Chậm phát triển trí tuệ/Khuyết tật trí tuệ:

Hạn chế đáng kể về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng và tật xuất hiện trước 18 tuổi


Như vậy, người có khiếm khuyết về trí tuệ không được coi là khuyết tật trí tuệ nếu không bao gồm những mặt hạn chế ở ít nhất 02 lĩnh vực hành vi thích ứng


Có 4 loại CPTTT/KTTT:
nhẹ, trung bình, nặng và nghiêm trọng
12
NHẬN DẠNG HS KTTT
Một số HS có hình thể không cân đối, ánh mắt, nét mặt khờ dại
Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài
Khả năng phối hợp tay - mắt kém
Tiếp thu chậm, mau quên
Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ rất hạn chế
HS hạn chế hoặc gặp khó khăn khi giải quyết 1 vấn đề cụ thể
Biểu hiện xúc cảm, tình cảm thất thường
Nhiều HS có hành vi bất thường như: đánh bạn, gào thét, xé vở
Tuy nhiên, mỗi HS KTTT đều có những mặt mạnh riêng như: thích vẽ, thích hát, thích hoạt động thể thao
Khuyết tật trí tuệ

Các khiếm khuyết đi kèm
20-25% khiếm thị
10% khiếm thính
Động kinh thường xảy ra ở khoảng 33%
Bại não thường xảy ra ở 30-60% số người bị KTTT nặng
14
NHỮNG KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU
CỦA HS KTTT
Những khả năng của HS bao gồm: Khả năng phát triển thể chất và vận động; khả năng ngôn ngữ và giao tiếp; khả năng về nhận thức (nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính; khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy, chú ý, khả năng đọc, viết, tính toán, khả năng quan sát, nhận biết), khả năng biểu hiện tình cảm, khả năng tự phục vụ, khả năng hoà nhập cộng đồng...
Những nhu cầu của HS bao gồm: Nhu cầu phát triển thể chất (sinh học và an toàn), về tình cảm (yêu thương và tôn trọng), về học tập, về sở thích của HS...
Khó khăn khi HS KTTT đọc

Đảo lộn trật tự từ, nhầm lẫn các từ giống nhau
Khó vận dụng quy tắc chính tả
Có vấn đề khi đọc từ có nhiều kí tự
Đọc chậm và không đều, khó điều chỉnh tốc độ đọc
Kém hiểu và ghi nhớ tài liệu đọc
Khó khăn khi HS KTTT viết

Khó định hình kí tự, khoảng cách, dấu câu và chữ viết hoa
Lỗi chính tả, đảo lộn trật tự kí tự và từ
Khó khăn trong việc xâu chuỗi
Khó khăn với cấu trúc câu, ngữ pháp kém
Khó khăn khi chép bài từ bảng, máy chiếu và sách giáo khoa
Khó khăn khi HS nghe và nói

Khó rút ra ý nghĩa từ lời nói
Khó đọc các thông điệp phụ thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ngữ điệu, câu mỉa mai, châm biếm, nói giảm nói tránh hoặc nói quá
Khó diễn đạt ý dù đã hiểu
Khó mô tả sự kiện hoặc câu chuyện theo trình tự hợp lí
Có vấn đề về ngữ pháp và hư từ
Khó khăn khi HS KTTT học toán

Khó ghi nhớ các sự việc cơ bản
Nhầm lẫn hoặc đảo lộn các con số, dãy hàm, dãy số, các kí tự toán tử
Khó chép và đặt thẳng hàng cột
Khó đọc và hiểu các từ
Có vấn đề về khả năng suy luận và các khái niệm trừu tượng
Khó khăn khi HS KTTT học môn chung

Thiếu kiến thức cơ bản trong mọi lĩnh vực
Thiếu kiến thức cơ bản để hiểu vấn đề liên quan đến văn hóa
Khó khăn về khả năng tập trung chú ý của HS KTTT

Khó hướng sự chú ý vào nhiệm vụ
Khó duy trì sự chú ý, khả năng tập trung bị ngắt quãng, gián đoạn
Khó chú tâm vào ngôn ngữ nói
Khó chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác
Khó khăn về khả năng ghi nhớ của HS KTTT

Khó nhớ nội dung nếu chỉ được giới thiệu qua một kênh thông tin (thị giác hoặc thính giác)
Cần nhiều hoạt động và thời gian hơn HS khác để HS KTTT lưu giữ nội dung vào trí nhớ dài hạn
Khả năng ghi nhớ ngắn hạn: có hạn và dễ quá tải
Khó khăn về khả năng tổ chức và quản lí thời gian của HS KTTT

Thường bị muộn và thiếu tổ chức
Hay lơ đễnh, hỏi về điều đã được trả lời
Ghi chép chậm, khó làm theo hướng dẫn
Cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao
Lúng túng trong định hướng không gian, dễ bị lạc, khó làm theo chỉ dẫn
Đáp ứng nhu cầu . . .
Những điều chỉnh có thể thực hiện ở cấp trung học
Điều chỉnh bài thi/kiểm tra

Cho thêm thời gian
Sử dụng máy tính
Môi trường ít gây nhiễu
Giảm bớt yêu cầu về chính tả và ngữ pháp
Điều chỉnh lớp học/bài giảng
Ghi âm lại
Có bản ghi chép ý chính, đề cương bài giảng phát trước
Dùng máy chiếu, sơ đồ - hình ảnh hóa
Dùng máy tính xách tay, máy tính bàn, máy tính bỏ túi
Điều chỉnh phương pháp: học cá nhân
Vở ghi
Dụng cụ sắp xếp
Văn bản đã ghi âm
Máy ghi âm
Máy vi tính
Giảm tải khối lượng
Bạn cùng tiến
Người cố vấn
Bạn phụ đạo
Gia sư
Lưu ý khi dạy học hòa nhập HS KTTT

Cho HS thêm thời gian, kiên nhẫn
Kèm cặp ở môi trường yên tĩnh
Đưa ra thông tin phải chia thành nhiều bước và dưới nhiều dạng (chữ, sơ đồ, bảng biểu, tranh vẽ, kết hợp nhiều giác quan)
Viết hoặc ghi âm lời hướng dẫn
Đưa ra nhiều ví dụ, cho thực hành và kiểm tra nhiều
Cho phép nghỉ giải lao để tránh quá tải
Dạy cách đọc, ghi, và học.
Chúng ta học từ... William Glasser
10 % những gì đọc được
20 % những gì nghe được
30 % những gì nhìn được
50 % những gì nghe nhìn được
70 % những gì được thảo luận với người khác
80 % những gì được tự trải nghiệm
95 % những gì dạy cho người khác

Nói là quên
Xem là nhớ
Làm là hiểu

Ngạn ngữ cổ Trung hoa
Cần nhớ . . .
Nhìn
Nghe
Nói
Làm mẫu
Làm
Làm lại
. . .
Biện pháp chung (tiếp):
Dùng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng
Tránh sử dụng tràn lan đồ dùng, hình ảnh trực quan, ngôn ngữ
Sử dụng phông chữ đơn giản, cỡ và khoảng cách đủ lớn
Cho thêm thời gian để xử lí thông tin
Bắt đầu từ những điều quen thuộc/đã biết
Học tập từ điều cụ thể đến trừu tượng
Sử dụng đồ dùng thực tế
Làm việc theo các bước, có bắc cầu, sắp xếp, hỗ trợ và làm mẫu
Không mong HS có thể liên hệ, chỉ dạy trong một số bối cảnh/tình huống có thực hành lặp đi lặp lại
Tạo cơ hội để thực hành, duy trì và phát triển các kĩ năng
Đồ dùng dạy học
Sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể
Có nhiều phiếu bài tập, hoạt động, trò chơi
Cố gắng sáng tạo một hoạt động theo các mức độ khác nhau, phù hợp với đồ dùng
Sử dụng nhiều hoạt động và biện pháp để lặp lại nội dung dạy học
Sử dụng/điều chỉnh đồ dùng sẵn có
Tìm các nguồn trên mạng
Tự làm


33
33
Quản lí hành vi
Quản lí hành vi đề cập đến việc:
Kiểm soát những hành vi không thích hợp
Tạo ra và nâng cao số lượng các hành vi mong muốn
Giúp trẻ duy trì những hành vi mới học và ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau.
34
34
Thế nào là hành vi bất thường? (HV không phù hợp)
H�nh vi b?t thu?ng l� nh?ng h�nh vi khụng phự h?p v?i chu?n m?c chung c?a xó h?i qui d?nh cho m?t nhúm tu?i c? th? .
35
35
Hành vi bất thường của HS KTTT được
thể hiện ở hai dạng:
H�nh vi hu?ng ngo?i:
Bi?u hi?n h�nh vi hu?ng ra ngo�i, gõy phi?n nhi?u cho ngu?i khỏc

H�nh vi hu?ng n?i :
Bi?u hi?n h�nh vi hu?ng v�o b?n thõn
36
Bốc đồng: miêu tả HS phản ứng nhanh chóng trước các kích thích của MTXQ mà không suy nghĩ. Phản ứng này thường không đúng và do đó HS thường học tập và giao tiếp kém.
Hiếu động thái quá: miêu tả HS không thể ngồi và thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian ngắn. Những hành vi này có thể bao gồm sự bồn chồn, luôn muốn hoạt động, sốt ruột.
Lo lắng thái quá: HS thường tỏ ra sợ hãi, dễ cảm thấy bị đe doạ, luôn trốn tránh thực tại và những tình huống mới. HS cũng thường hành động một cách bồng bột
CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT
37
HV không hợp tác: HS thường có thái độ tiêu cực, bướng bỉnh, dễ nổi cáu khi bị cấm làm điều gì đó, không tuân theo nội qui của lớp học, thường chống đối GV
CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT
Kém tập trung khi thực hiện các hoạt động: có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến sự tập trung, ra quyết định và duy trì sự tập trung. Kém tập trung thường đi kèm theo các thiết sót về mặt HV như tính bốc đồng và tính hiếu động thái quá.
Thu mình: Là một loại HV hướng nội điển hình ở HS KTTT. Một số trẻ ban đầu do tự ti vì kém bạn bè có thể ít giao tiếp với người khác, dẫn tới xu hướng cô lập, tránh tiếp xúc.
38
Rập khuôn: HS thường phản ứng lặp lại, giống nhau nhiều lần và dường nhưng không có chức năng thích nghi
Tự xâm hại: Thông thường những HS có HV xâm hại là những trẻ có cảm giác dưới ngưỡng. Do vậy, trẻ tự cấu, cắn, giật tóc chính mình, va người vào tường… mà không cảm thấy đau...
CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT
Thiếu chú ý: HS có thể sao lãng với những tiếng ồn nhẹ nhất (hoặc sự thay đổi trong môi trường). Khi đã bị sao lãng, những đứa trẻ này thường khó trở lại làm việc. Kết quả là chúng khó hoàn thành bài tập, kết quả học tập kém.
39
Hành vi gây gổ: chỉ những HV – dùng lời, hoặc không dùng lời, hoặc thể chất – gây ra thương tổn cho người khác một cách trực tiếp/gián tiếp và mang lại điều gì đó từ bên ngoài cho người gây gổ
CÁC DẠNG HÀNH VI Ở HS KTTT
Hành vi phá rối: được định nghĩa như hành vi “có mục đích làm gián đoạn quá trình học đang diến ra trong lớp học”
Hành vi cáu giận bùng phát thường bao gồm những đặc điểm tính cách hung hăng, gây gổ và/hoặc hành vi bất hợp tác
Nói tự do (Talking out): Trẻ nói khi không phải lượt của mình hoặc liên tục làm ảnh hưởng GV trong quá trình giảng bài. Trẻ nói tự do mà không hề xin phép
40
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
A năm nay 12 tuổi, cha mẹ và giáo viên cho biết cô bé luôn đi lại, không ở yên một chỗ, ngọ nguậy liên tục.

A thường gặp rắc rối vì hành vi của mình, ngay như tại bữa tiệc gần đây của gia đình, A luôn chạy loanh quanh, trượt ở hành lang và làm đổ bàn bánh khi cô bé chạy qua phòng để nói với mẹ điều gì đó.

Ở trường, A không ngồi yên tại chỗ của mình quá hai phút, rất khó chú ý vào hướng dẫn và không thể hoàn thành bài tập nếu không được giúp đỡ nhiều.

Cha mẹ của A sợ đưa cô bé đi cùng như đi chợ, tới nhà hàng
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết A có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
41
B là một trẻ trai 10 tuổi, có mức độ phát triển chung tương tương với một trẻ 6 tuổi nhưng khả năng ngôn ngữ diễn đạt chỉ tương đương với trẻ 4 tuổi.

Tay của trẻ đã thành sẹo vì thói quen cắn tay trong một thời gian dài mỗi khi trẻ được hướng dẫn tham gia hoạt động hoặc thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Các kỹ thuật quản lý hành vi đã được sử dụng trước đây nhưng không có tác dụng là: trừng phạt, la hét, mắng, đánh vào mông
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết B có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
42
C là một trẻ gái 4 tuổi, năng động, dễ hợp tác.

Mức độ phát triển chung của trẻ tương ứng với trẻ 2 tuổi rưỡi, số lượng từ vựng trẻ nói được chỉ dưới 5 từ.

Trẻ hiểu được người khác và có thể dự đoán được phản ứng của người khác với hành vi của mình.

Tuy nhiên tâm trạng của trẻ thì thay đổi không dự báo được. Khoảng một năm trở lại đây, trẻ có hành vi đập đầu mỗi khi trẻ cảm thấy khó chịu hoặc khi bị can thiệp vào hoạt động trẻ đã lựa chọn.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết C có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
43
D là một trẻ nam 13 tuổi nhưng tuổi trí tuệ chỉ tương đương với trẻ 3 tuổi.

Thỉnh thoảng trẻ nhổ nước bọt vào mặt em trai mình, có khi với trẻ khác và có khi với người lạ, nhưng ít khi là bố mẹ.

Những biện pháp đã được thực hiện nhưng không có hiệu quả là: nói “không” với trẻ, đánh vào mông, bắt trẻ vào phòng của trẻ hoặc để cho em trai đánh lại.

Trẻ không hiểu được những lời giải thích và không hiểu thứ tự.

Hành vi nhổ nước bọt của trẻ thường xảy ra vô cớ.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết D có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
44
G là một trẻ trai 4 tuổi với mức độ phát triển chức năng tương đương với trẻ 18 tháng

G không biết sử dụng ngôn ngữ hay cử chỉ để giao tiếp.

G có hành vi tát vào mặt người khác. Hành vi này xảy ra khi trẻ được yêu cầu phải tập trung hoặc thực hiện hoạt động, trong cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động học tập.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết G có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
45
H là một trẻ trai không có ngôn ngữ 4 tuổi, có mức độ phát triển chức năng chậm ở mức độ trung bình.
Các hoạt động học tập ở nhà cũng như ở trường không có tiến triển vì trẻ thường xuyên ném đồ vật ra khỏi bàn học.
Hành vi này đồng thời cũng gây gián đoạn cho cuộc sống sinh hoạt tại gia đình em, khi trẻ ném cả các vật dụng gia đình.
Hành vi này thường xảy ra khi trẻ được yêu cầu làm nhiệm vụ mà trẻ không thích hoặc khi trẻ không có được thứ trẻ muốn.
Trong hoạt động học vận động tại trường, GV nhận thấy trẻ không thích bị cản trở hoạt động.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết H có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
46
M là một em gái 6 tuổi có mức độ phát triển chức năng ở mức độ ranh giới.
M phản ứng tiêu cực với hầu hết các tương tác, như hét lên: “Không...Dừng lại...Con không muốn” hoặc khóc.
Hành vi này chỉ kết thúc khi bố mẹ em tham dự vào.
Em từ chối rời nhà để đi siêu thị với mẹ, khóc cho tới khi được cho phép đi, rồi lại từ chối việc ngồi vào ô tô...
Những yêu cầu đơn giản về kỹ năng tự phục vụ cũng bị trẻ phản ứng như vậy.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết M có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
47
N là một trẻ trai 4 tuổi rưỡi, hợp tác tốt và rất hiếu động.

Trẻ có thể hiểu được các câu ngắn nhưng rất dễ bị phân tán và hiếu động khi nghe hướng dẫn bằng lời.

Bữa ăn của gia đình thường bị hành vi của trẻ làm ngăn trở.

Trẻ thường bốc thức ăn trong đĩa của người khác, nhảy nhót, chạy rồi lại trở lại lấy thức ăn trong đĩa của ai đó.

Cha mẹ em đã đánh vào mông, trách mắng, bất bình và cố gắng giữ trẻ ngồi ở ghế.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết N có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
48
T là một trẻ trai 6 tuổi với hầu hết các kỹ năng tương đương với trẻ bình thường, nhưng có hạn chế ở mức độ trung bình trong khả năng ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt.

Trẻ có khả năng hợp tác, nhưng trẻ luôn có xu hướng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trước khi lắng nghe và suy nghĩ.

Ngay cả khi giáo viên giữ tay trẻ để dưới gầm bàn khi đang hướng dẫn, trẻ vẫn không thể tập trung chú ý toàn phần vào lời hướng dẫn và không dành thời gian để lập kế hoạch trước khi bắt đầu hoạt động.

Hành vi hấp tấp của trẻ gây trở ngại lên quá trình lĩnh hội các bài học về ngôn ngữ tiếp nhận đồng thời gây nên những khó khăn tại nhà khi trẻ thực hiện theo các hướng dẫn bằng lời.
Hãy đọc ví dụ dưới đây và cho biết T có biểu hiện ở dạng hành vi nào?
Nhận dạng hành vi thông qua các ví dụ
49
Những căn cứ để xác định hành vi bất thường ở HS KTTT
Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể
HS đi lại, ra vào tự do trong lớp
Khi nhu cầu không được đáp ứng HS có thể đấm đá, xô đẩy, vứt đồ đạc hoặc ăn vạ
Ngồi không yên, thường lắc lư, vận động chân tay liên tục, chọc ghẹo bạn bên cạnh, ngọ nguậy
Đập phá đồ dùng, đồ chơi…
50
Biểu

hiện

bằng

sự im

lặng

HS ngồi uể oải, buồn chán, im lặng
Không nói với người xung quanh
Không thực hiện nhiệm vụ
Không phản ứng lại, thậm chí cả khi bị trêu chọc...
Những căn cứ để xác định hành vi bất thường ở HS KTTT
51
Biểu hiện qua âm thanh, lời nói
HS nói tự do trong giờ học, hay nói chuyện riêng
HS có thể la hét, gào thét không rõ nguyên cớ;
HS có thể nói lẩm nhẩm một mình;
HS có thể khóc hoặc hờn dỗi…
Những căn cứ để xác định hành vi bất thường ở HS KTTT
52
Do tổn thương hoạt động thần kinh bậc cao làm cho quá trình hưng phấn và ứng chế mất cân bằng;
HS không hiểu hết được những qui tắc, nội qui…; không hiểu HV, thái độ của mình đúng hay sai
HS bị đối xử thiếu công bằng ở gia đình hay ở nhà trường và xã hội;
HS muốn thu hút sự chú ý của người khác, vì không biết cách sử dụng ngôn ngữ để làm điều này
Trốn chạy, nhờ có HV ấy mà HS sẽ thoát khỏi một tình huống mà nó không thích hoặc trốn tránh nhiệm vụ khó khăn..
Đạt được một cái gì đó rất cụ thể
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ HÀNH VI Ở HS KTTT
53
Phản hồi bằng các giác quan: HV tạo ra những kích thích về thính giác, thị giác, hoặc xúc giác.
Chương trình hoặc phương pháp giảng dạy không phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ
GV hoặc cha mẹ thực hiện chuyển tiếp đột ngột. Cần báo trước cho trẻ biết là một hoạt động sẽ sắp kết thúc và sẽ có một hoạt động khác được bắt đầu
Cách sắp xếp bố trí môi trường trong phòng học có thể không phù hợp
Không khí lớp học: Tiếng ồn, áp lực học tập và những mức độ của hoạt động trong lớp học có thể là những nhân tố gây ảnh hưởng đến hành vi của HS.
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ HÀNH VI Ở HS KTTT
54
Chiến lược ngăn chặn hành vi tại lớp học
Thông báo cho học sinh những điều chúng ta mong muốn:

Tạo ra không khí học tập tích cực
Làm cho nội dung học trở nên bổ ích
Tránh dọa nạt
Thực hiện công bằng
Tạo và giúp trẻ tự tin thể hiện mình
Nhận ra những khía cạnh tích cực của học sinh
Làm gương tốt
Chú ý bố trí lớp học
Hạn chế thời gian chết
55
Chiến lược ngăn chặn hành vi tại lớp học
Một số chiến lược khác
Giám sát đúng mức
Cấu trúc và lịch biểu rõ ràng
Củng cố HV phù hợp
Đưa ra những quy tắc nhất quán và dự đoán được
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh
Tránh truy tìm những nguyên nhân sinh học gây nên HV
Hãy là GV, đừng là bạn bè
Cho trẻ thấy bạn yêu quý trẻ và quan tâm đến những mối quan tâm của trẻ
Tạo ra niềm vui
56
Lưu ý khi quản lí hành vi của HS KTTT
1) Liệu hành vi có gây hại về thể chất của trẻ và người khác không?
2) Liệu hành vi có cản trở việc học của trẻ và người khác không?
3) Liệu hành vi xảy ra có dẫn đến sự xảy ra của một chuỗi các hành vi khác không?
4) Liệu hành vi có khiến cho đứa trẻ bị xã hội xa lánh?
5) Liệu hành vi có liên quan đến tình trạng y tế nào không? (ví dụ như viêm tai ở trẻ nhỏ, tác dụng phụ của thuốc, di truyền)

Các lĩnh vực và hoạt động cần hỗ trợ HS KTTT (Hiệp hội KTTT và KTPT Mĩ)

Lĩnh vực hỗ trợ:
Phát triển con người
Dạy học và giáo dục
Sống tại gia đình
Sống tại cộng đồng
Nghề nghiệp
Sức khỏe và an toàn
Hành vi
Xã hội
Bảo vệ và ủng hộ
Hoạt động hỗ trợ: Phát triển con người

Tạo cơ hội phát triển thể chất như phối hợp tay-mắt, các kĩ năng vận động tinh và vận động thô

Tạo cơ hội phát triển nhận thức như sử dụng từ ngữ và hình ảnh để giới thiệu về thế giới xung quanh, và giải thích logic về các sự kiện cụ thể

Tạo ra các hoạt động phát triển tình cảm xã hội để nuôi dưỡng niềm tin, khả năng tự chủ
Hoạt động hỗ trợ: Dạy học và giáo dục

Tương tác với thầy cô giáo, các bạn và các thành viên trong trường học
Tham gia vào việc quyết định những hoạt động giáo dục và đào tạo nào muốn tham gia
Học và sử dụng các cách thức giải quyết vấn đề
Sử dụng công nghệ trong dạy học
Học và sử dụng các môn học chức năng (đọc biển báo, đếm tiền lẻ…)
Học và sử dụng các kĩ năng tự chủ, tự quyết
Hoạt động hỗ trợ: Sống tại gia đình

Sử dụng nhà vệ sinh
Giặt giũ và giữ gìn quần áo
Chuẩn bị và ăn các loại thức ăn
Trông nhà và dọn dẹp nhà cửa
Ăn mặc
Tắm rửa, chăm sóc vệ sinh cá nhân và hình thức bề ngoài
Sử dụng các đồ dùng và thiết bị gia dụng
Tham gia các hoạt động giải trí trong nhà
Hoạt động hỗ trợ: Sống tại cộng đồng

Sử dụng các phương tiện giao thông
Tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí
Đi thăm bạn bè, họ hàng
Mua sắm đồ
Tương tác với các thành viên cộng đồng
Sử dụng các công trình công cộng
Hoạt động hỗ trợ: Nghề nghiệp

Học và sử dụng các kĩ năng nghề nghiệp cụ thể
Tương tác với các đồng nghiệp
Tương tác với cấp trên
Hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến công việc đúng tốc độ và chất lượng
Thay đổi các bổn phận nghề nghiệp
Tiếp cận khi cần trợ giúp và chế ngự khủng hoảng
Hoạt động hỗ trợ: Sức khỏe và an toàn

Tiếp cận và hưởng các dịch vụ trị liệu
Dùng thuốc
Tránh tổn hại sức khỏe và an toàn
Trao đổi với người chăm sóc y tế
Tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp
Có chế độ ăn đủ chất
Khỏe mạnh về thể chất
Khỏe khoắn về tinh thần, lành mạnh về tình cảm
Hoạt động hỗ trợ: Hành vi

Học các kĩ năng và hành vi cụ thể
Học và biết đưa ra quyết định
Tiếp cận và được trị liệu về sức khỏe tâm thần
Tiếp cận và được trị liệu cai thuốc
Vận dụng sở trường của bản thân vào các hoạt động hàng ngày
Duy trì các hành vi phù hợp với phép xã giao ở nơi công cộng
Kiểm soát cơn nóng giận và hung hăng
Hoạt động hỗ trợ: Xã hội

Xã hội hóa trong gia đình
Tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí tại nhà
Đưa ra quyết định giới tính/tình dục phù hợp
Xã hội hóa ngoài gia đình
Làm quen và duy trì tình bạn
Trao đổi với người khác về các nhu cầu cá nhân
Quan hệ gắn bó yêu thương, đoàn kết
Đề nghị được người khác giúp đỡ và giúp đỡ người khác
Hoạt động hỗ trợ: Bảo vệ và ủng hộ

Ủng hộ bản thân và người khác
Quản lí tiền bạc và tài sản cá nhân
Bảo vệ bản thân không bị bóc lột
Thực hành quyền lợi và trách nhiệm pháp lí
Kết nạp và tham gia các tổ chức hỗ trợ/tự vệ
Hưởng các dịch vụ pháp lí
Sử dụng ngân hàng và tài khoản ngân hàng
Biểu đồ này là cơ sở cho giáo viên làm gì?
Cao độ




Trường độ

Dạy khái niệm với sự kết nối ba chiều
Biểu đồ giúp giáo viên điều chỉnh vấn đề gì? (F. Gause)





12% 26% 24% 26% 12%

Các mức độ điều chỉnh
Đồng loạt
Trùng lặp giáo án
Đa trình độ
Thay thế
Phương pháp đồng loạt
Mục tiêu chung
Nội dung chung
Hoạt động chung
Phương pháp đa trình độ
Mục tiêu khác nhau (ngoài chương trình)
Nội dung khác
Hoạt động giống
Phương pháp trùng lặp giáo án
Mục tiêu khác nhau (trong chương trình)
Nội dung khác
Hoạt động giống
Phương pháp thay thế
Mục tiêu khác nhau
Nội dung khác
Hoạt động khác
Tóm lại

Những mặt hạn chế được nhìn nhận trong bối cảnh
Chẩn đoán dựa trên đánh giá hợp lí và cân nhắc nhiều yếu tố
Nhận ra rằng hạn chế và điểm mạnh luôn song hành
Những mặt hạn chế cung cấp thông tin về nhu cầu cần hỗ trợ
Nhờ hỗ trợ cá biệt hóa lâu dài, khả năng thực hiện chức năng sống sẽ được cải thiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lực
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)