Dạy học chuyên đề Lịch sử lớp 12

Chia sẻ bởi Ngô Hoài Sơn | Ngày 30/04/2019 | 310

Chia sẻ tài liệu: Dạy học chuyên đề Lịch sử lớp 12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI
TỔ: VĂN – ANH - SỬ - GDCD
NHÓM CM: LỊCH SỬ
--------------&---------------
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935
Nam Giang, tháng 10. 2017
PHẦN MỘT: KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Môn: Lịch sử
1. Tên chủ đề: Phong trào cách mạng 1930-1935
Thực hiện ở khối 12
Thời lượng: 2 tiết
Tiết PPCT: 22, 23
2. Nhóm tác giả: 1. Ngô Công La
3. Thời gian xây dựng: Tháng 10 - học kỳ: I Năm học: 2017 – 2018.
4. Người thực hiện dạy: 1. Ngô Công La.
5. Dự kiến thời gian dạy: Tháng 11 năm 2017
PHẦN HAI : NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Phong trào cách mạng 1930-1935
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng , thái độ:
1. Kiến thức
- Biết được:
+ Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
+ Diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931.
+ Chính sách của chính quyền Xô Viết.
+Hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời ĐCS VN.
+Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
-Hiểu được:
+ Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
+ Lí do phong trào lại dâng cao và phát triển mạnh mẽ nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Vì sao chính quyền Xô Viết được gọi là chính quyền kiểu mới.
- Phân tích, nhận xét, so sánh được:
+ Nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931; So sánh với phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước.
+ Phân tích những chính sách của chính quyền Xô Viết và nhận xét.
+ So sánh Luận Cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với Cương Lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh về phong trào CM 1930-1931 với giai đoạn trước đó, Luận Cương chính trị với Cương Lĩnh chính trị.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện, khai thác kênh hình…
3. Tư tưởng, thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong cả nước, đặc biệt trên mảnh đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Giúp các em biết xác định trách nhiệm của mình trong việc phấn đấu để giữ gìn những thành quả cách mạng mà Đảng ta đã đem lại trong chiến đấu cũng như xây dựng đất nước.
4. Hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, năng lực tự học...
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tường thuật diễn biến,khai thác kênh hình; Năng lực nhận xét, phân tích,so sánh, rút ra bài học lịch sử; năng lực tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
II. Bảng mô tả:
Nội
Dung
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng
Cao


PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935
Việt Nam trong những năm 1929-1933
-Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội VN trong những năm 1929-1933.
-Hiểu được nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.





Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
Nắm được:
- Diễn biến chính và kết quả của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Những chính sách của chính quyền Xô Viết.
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thời ĐCS Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
Hiểu được:
-Vì sao phong trào lại phát triển mạnh mẽ và dâng cao nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931.
- Vì sao Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hoài Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 24
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)