DAY HOC CHUYEN DE

Chia sẻ bởi Đặng Thị Lệ Thu | Ngày 11/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: DAY HOC CHUYEN DE thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

1
2
PHẦN 1

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VẦN LỚP 1
THU HUYỀN
Tiểu học Tân Long
3
I/VAI TRÒ CỦA PHÂN MÔN HỌC VẦN TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Phân môn Học Vần nằm trong hệ thống các phân môn của môn Tiếng Việt, nó đóng vai trò then chốt và nền tảng cho các phân môn khác và kể cả các môn học khác. Nhiệm vụ của phân môn Học Vần là cung cấp cho học sinh kiến thức về ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và văn học. Về kĩ năng, Học Vần rèn cho HS các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
4
Với đặc thù về kiến thức và kĩ năng như thế cho nên trong dạy học phân môn Học Vần, người dạy không những trang bị cho mình một kiến thức vững chắc về câu từ, về chữ viết mà còn cả về khả năng xữ lí tình huống trong tiết dạy.
Đối với HS lớp 1 mọi hoạt động trong lớp đều mới mẻ đối với các em. Do vậy tính kiên trì và tỉ mỉ của GV sẽ giúp HS nâng cao được hiệu quả học tập.
5
Những khó khăn trong việc dạy học vần
- Tình trạng học sinh chưa qua mẫu giáo nên tiếp thu bài kém.
- Phụ huynh lơ là trong việc giúp đỡ con em học ở nhà.
- Do đặc thù của HS tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em rất ham thích theo dõi bài khi GV sử dụng tranh ảnh hay đồ dùng dạy học khác trong tiết dạy. Ở lớp 1 Đồ dùng dạy học được cấp trên cấp là rất ít so với nhu cầu cần sử dụng của GV dạy lớp 1. Mặc khác, tranh ảnh, trang thiết bị dạy học đã qua nhiều năm sử dụng đã hư hỏng nhiều mà chưa được cấp trên bổ sung.
6
- Việc lồng ghép cho HS sử dụng bộ đồ dùng học vần còn gặp nhiều khó khăn, một số GV còn bỏ qua việc thực hành của HS trên đồ dùng.
- GV thường sa đà, mất thời gian nhiều ở tiết 1 (dạy không đủ thời gian).
- Tổ chức phần luyện nói cho học sinh gặp nhiều khó khăn (Do học sinh ngại nói, các em còn nhút nhát trong những ngày đầu…). Hơn nữa, GV không có tranh ảnh trực quan nên gặp nhiều khó khăn khi cho HS nói trước lớp nhất là ở các tiết ôn tập.
- GV gặp khó khăn trong giải nghĩa từ (những từ ở SGV không giải nghĩa).
7
- Một số GV chưa nắm vững cấu tạo nét của từng con chữ nên việc hướng dẫn học sinh đôi khi chưa rõ và thiếu chính xác. Mặc khác do chữ viết trên bảng của GV không đẹp nên không tạo được hứng thú cho HS.
- Trong tiết dạy GV chưa đa dạng các hình thức tổ chức đọc cho học sinh nên tiết học rất khô khan, HS tham gia trong tiết học rất thụ động.
- Tình trạng HS đọc vẹt cũng là điều đáng lo cho các GV chủ nhiệm.
8
- Do ảnh hưởng phương ngữ một số GV gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm mẫu để HS đọc theo, đặc biệt là những vần học ở các bài cuối học kì 1 và đầu học kì 2. Về phía học sinh các em thường phát âm sai ở những vần có tr, r, v … ở đầu và t, n … ở cuối nhưng GV chưa quan tâm chỉnh sửa dẫn đến dần dần trở thành thói quen cho HS.
- Một số GV chưa có tính mền dẽo đối với HS, hay quát tháo trong giờ học làm cho các em không tự tin, không mạnh dạn phát biểu trong giờ học.
9
I/ NỘI DUNG PHÂN MÔN HỌC VẦN
- Gồm 103 bài, trong đó :
+Tập 1 : 83 bài (Học kì 1 đến bài 76).
+Tập 2 : 20 bài (Học kì 2 đến tuần 24).
PHẦN 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN LỚP 1
10
- Từ bài 1 đến bài 27 là các bài học về âm.
- Từ bài 29 đến 90 là các bài học về vần.
- Từ bài 90 đến bài 103 là các bài ôn về vần có âm đầu là u hoặc o.
11
II/ Một số phương pháp thường sử dụng trong phân môn học vần lớp 1

1- Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học để rút ra nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ.
12
2- Phương pháp giao tiếp:
Khi thực hiện phương pháp giao tiếp GV cần chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi, bài tập ngay từ bài soạn của mình:
+ Hỏi để tìm từ mới, tiếng mới trong bài.
+ Hỏi để phân tích và tổng hợp tiếng, từ.
+ Hỏi để tìm điểm tương đồng, khác biệt giữa vần, tiếng hoặc chữ đang học với vần, tiếng biết.
+ Hỏi về chủ đề luyện nói hoặc về nội dung hay câu chuyện đã nghe.
13
3- Phương pháp luyện tập theo mẫu :
Là thông qua những mẫu cụ thể về lời nói, hoặc mô hình lời nói GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, biết cách tạo ra những lời nói theo định hướng của mẫu.
Phương pháp này thường gắn bó chặt chẽ với phương pháp giao tiếp. Trong quá trình thực hành, HS phân tích, tổng hợp vần, luỵên đọc theo GV, nói theo mẫu câu trong SGK hay theo mẫu câu lời nói của GV … sẽ giúp đựoc cho các em dần dần hình thành kĩ năng sử dụng lời nói.
14
4- Phương pháp vấn đáp:
Sử dụng phương pháp này có hiệu quả bởi sự kích thích khả năng tự học hỏi, tự tìm thông tin, kích thích tư duy độc lập và cách suy nghĩ của HS theo đúng hướng; nó giúp HS hiểu được bài học tránh được học “vẹt”.
Câu hỏi cần chú ý phải ngắn gọn, dễ hiểu , tạo điều kiện cho tất cả HS tham gia nếu không sẽ làm cho tiết học lệch hướng, mất thời gian giờ học.

15
Đặc biệt nên tránh câu hỏi để trả lời “Có” hoặc “Không”. GV cần dành thời gian cho HS suy nghĩ, trao đổi rồi mới trả lời câu hỏi.
5- Phương pháp Trò chơi:
Giúp HS hứng thú, tham gia tích cực vào bài học.

16
*Cần chú ý :
- GV dễ sa đà vào việc chơi mà không đút kết được nội dung của bài học.
- Hình thức chơi cần đa dạng, giúp cho HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Luật chơi cần đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Khi tổng kết trò chơi GV dùng biện pháp tuyên dương và động viên là chủ yếu.
17
QUY TRÌNH DẠY HỌC VẦN LỚP 1
Dạng 1: Làm quen với âm và dấu thanh
(6 Bài đầu)
1) Kiểm tra bài cũ:
2) Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/Dạy chữ ghi âm và dấu ghi thanh mới (trọng tâm).
18
- Hướng dẫn học sinh ghép chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới để đọc thành tiếng.
- Hướng dẫn học sinh tập phát âm âm, dấu thanh, tiếng vừa ghép.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới vào bảng con.
TIẾT 2
c/ Luyện tập:
Luyện đọc lại nội dung tiết 1.

19
d/ Luyện viết chữ ghi âm , dấu ghi thanh mới (trong vở tập tô).
NGHỈ GIỮA TIẾT
e/ Luyện nghe - nói (chủ yếu là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát)
3) Củng cố , dặn dò
20
Dạng 2: Dạy chữ ghi âm, vần mới

TIẾT 1
1) Kiểm tra bài cũ:
2) Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy âm (vần) mới:
- Dạy phát âm hoặc đánh vần vần mới.
- Hướng dẫn học sinh ghép âm, vần, đánh vần và đọc trơn tiếng khóa và từ khóa.
NGHỈ GIỮA TIẾT
21
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn HS viết bảng con.
- Hướng dẫn HS đọc từ (từ ngữ) ứng dụng.
TIẾT 2
c/ Luyện tập:
- Luyện đọc (Bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp, đọc tiếp nối, đọc đồng thanh).
+ Đọc lại nội dung tiết 1.
+ Đọc câu ứng dụng.
NGHỈ GIỮA TIẾT
22
- Luyện viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới: Tùy theo đối tượng HS và thời gian cho phép, GV có thể quy định thời gian, dung lượng viết tại lớp từ 1 đến 3 dòng.
- Luyện nghe – nói:
Không yêu cầu học sinh nói những câu chứa âm, vần mới học để đảm bảo phát triển lời nói tự nhiên, phong phú cho các em. Giáo viên cần chú ý đến những học sinh yếu, rụt rè, nhút nhát. Có thể định hướng bằng những câu hỏi gợi mở để các em nói được những câu đơn giản.
23
Căn cứ vào khả năng hoàn thành 2 kĩ năng đọc, viết vần, tiếng, từ ngữ mới của đa số học sinh trong lớp mà giáo viên cân nhắc để dành thời gian cho luyện nói khoảng từ 3 đến 7 phút.
3) Củng cố - dặn dò:
24
Dạng 3: Dạy bài ôn tập

1) Kiểm tra bài cũ:
2) Dạy học bài ôn: (TIẾT 1)
a/ Ôn tập theo bảng – sơ đồ trong sách giáo khoa.
*Bài ôn về âm 2 bảng.
*Bài ôn về vần 1 bảng.
Nghỉ giữa tiết
b/ Luyện đọc : Đọc từ ứng dụng.
c/ Luyện viết bảng con.


25
TIẾT 2
d)Luyện đọc toàn bài ở tiết 1.
e)Đọc câu ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
g) Luyện viết ở vở.
h) Kể chuyện:
Kể theo tranh nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói cho HS, đồng thời giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn. Tên truyện kể gắn với những âm, vần HS đã học.
3) Củng cố - dặn dò:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Lệ Thu
Dung lượng: 4,51MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)