DẠY GÌ KHI CHƯA ĐẠT CHUẨN?

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: DẠY GÌ KHI CHƯA ĐẠT CHUẨN? thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

DẠY GÌ KHI CHƯA ĐẠT CHUẨN?
tiếng Anh nào
7:49 sáng | Tháng Sáu 21, 2012
(Petrotimes) - Ở nhà trường đang học loại tiếng Anh nào khi trên 90% thầy cô không đạt chuẩn?
Có chuyện một ông sếp đi nước ngoài về được thuộc cấp hỏi về chuyện giao tiếp bằng tiếng Anh, ông bảo mình thì  không có vấn đề gì, nếu có là người nước ngoài thôi. Thì ra ông nói bằng tay và các bạn không hiểu ông định nói gì, buộc phiên dịch phải đỡ lời. Chuyện học tiếng Anh của người lớn là vậy. Còn chuyện học của trẻ thì sao?
Có câu thầy nào trò nấy. Nay khảo sát trình độ  thầy dạy tiếng Anh trong nhà trường sẽ biết kết quả học tập của học sinh.
Còn chuyện học tiếng Anh  của trẻ lại được luận bàn  khi có thông báo của  bộ phận thường trực đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, cho biết công bố kết quả. Theo đó, đề án đã đưa bài kiểm tra cho 30 tỉnh, thành để khảo sát giáo viên tiếng Anh. Kết quả cho thấy 97% giáo viên THPT, 93% giáo viên tiểu học, THCS không đạt mức chuẩn của đề án xây dựng. Đặc biệt giật mình là có tới 17% giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trên cả nước chỉ đạt trình độ A1, có nghĩa là chỉ tương đương về trình độ với người vừa nhập môn tiếng Anh.
Tại  Cần Thơ và An Giang kết quả khảo sát khá buồn nản, trong số 181 giáo viên tiểu học tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người. Tại An Giang có 1.500 người tham gia khảo sát chỉ có 165 giáo viên đạt chuẩn. Hiện tỉnh Đồng Tháp mới khảo sát giáo viên bậc tiểu học và THCS, kết quả chỉ có hai giáo viên đạt chuẩn khi Kiểm tra theo chuẩn châu Âu. Hóa ra gần đây không có học sinh giỏi tiếng Anh thi vào ngành sư phạm tiếng Anh mà đi học kinh tế, ngoại thương hết.
Tại TP HCM nơi có đội ngũ giáo viên tiếng Anh giỏi  so với mặt bằng cả nước nhưng trong số 1.100 người tham gia khảo sát cũng chỉ có 171 giáo viên đạt chuẩn. Điều quan ngại là trong số giáo viên không đạt chuẩn này có người đã tốt nghiệp cao học, có người nổi tiếng với thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi, nổi tiếng với tỉ lệ dạy học sinh thi đậu ĐH 100%.
Ngay cả hai trường chuyên cũng có giáo viên không đạt chuẩn. Nhiều tỉnh tại khu vực ĐBSCL chưa tiến hành khảo sát chuẩn tiếng Anh nhưng đã cầm chắc kết quả sẽ y chang các tỉnh.
Ở các địa phương phía Bắc thực hiện khảo sát như Hà Nội, Hải Dương, tình hình cũng chẳng khá hơn. Trong hàng trăm giáo viên tham gia khảo sát chỉ có vài chục giáo viên đạt chuẩn.
Cần biết rằng, giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông đều đạt chuẩn tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ, nhưng nhiều giáo viên chỉ được đào tạo theo hệ chuyên tu, hệ từ xa, mở rộng… Bằng cấp thì có nhưng kiến thức  thì không đồng đều và phần đông không đảm bảo chất lượng. Ngay cả một số trường sư phạm cũng chưa đảm bảo chất lượng đào tạo đối với sinh viên hệ chính quy. Trước đây, tiếng Anh chỉ là môn tự chọn nên việc tuyển chọn giáo viên chưa đạt yêu cầu  nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu kiểm tra xem người dự tuyển có bằng đào tạo hay không. Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng chỉ chú trọng dạy từ vựng, ngữ pháp nên kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của chính các thầy cô cũng mai một. Chỉ khi đề án được triển khai và các tỉnh, thành tiến hành kiểm tra rà soát mới thấy lỗ hổng quá lớn. Truy tận gốc nguyên nhân, người ta dễ dàng chỉ ra do phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, thiếu môi trường rèn luyện, đầu vào giáo sinh thấp…
Theo đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy hai bậc. Cụ thể, đối với giáo viên tiểu học, THCS phải đạt bậc 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) (CEFR B2) tương đương chứng chỉ FCE tối thiểu 60 điểm, chứng chỉ TOEFL trên giấy tối thiểu 525 điểm, chứng chỉ IELTS tối thiểu 5.5 điểm, chứng chỉ CAE tối thiểu 45 điểm hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương khác đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu.
Giáo viên THPT, giáo dục thường xuyên, CĐ và trung học chuyên nghiệp đạt bậc 5/6 KNLNN (CEFR C1) tương đương FCE tối thiểu 80 điểm, chứng chỉ TOEFL trên giấy tối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 161,14KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)