đấu tranh giai cấp

Chia sẻ bởi Lưu Huỳnh | Ngày 18/03/2024 | 21

Chia sẻ tài liệu: đấu tranh giai cấp thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

E. Nghiên cứu kỹ văn bản 7 và thảo luận các vấn đề sau:
Cái mới trong nhận định của Đại hội IX về vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là gì? Cơ sở triết học cho việc đưa ra cái mới ở đây là gì?
2. Động lực chủ yếu phát triển đất nước ta hiện nay bao gồm những yếu tố nào? Cơ sở triết học của việc đưa ra các yếu tố đó là gì?
Văn bản 7
ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HiỆN NAY VÀ ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Vấn đề này được Đại hội IX của Đảng CSVN nhận định:
“Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là:độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Đại hội IX của Đảng đưa ra chủ đề : “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc…”, nhấn mạnh động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân, như vậy phải chăng chúng ta coi nhẹ đấu tranh giai cấp ? Bộ chính trị và Trung ương trong quá trình thảo luận đã khẳng định : đã đề cập đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ thì không thể không đụng đến vấn đề đấu tranh giai cấp. Đảng ta thừa nhận hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Không thể xóa nhòa ranh giới giữa các cấp, không thể phủ nhận đấu tranh giai cấp, cũng không nên hiểu đấu tranh giai cấp là điều hòa lợi ích giữa các giai cấp. Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay phải nhận thức cho đúng, nó diễn ra trong điều kiện mới. Bởi vì, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, nó khác thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, hay những năm đầu chúng ta mới giành được chính quyền. Mối quan hệ giữa các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước không còn như trước đây.
Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất công, chống bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển.
Cái mới trong nhận định của Đại hội IX về vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay :
Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái.
Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công.
Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển.
Theo V.I.Lênin, khái niệm đấu tranh giai cấp dùng để chỉ “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là:độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
V.I.Lênin khẳng định: “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể hiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ, bị áp bức về chính trị – xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột của nó; tức là nhằm giải quyết những vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau.
Tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị... trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác.
Như vậy, mẫu thuẫn giai cấp là đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải quyết mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định : “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Cấp độ của động lực
Động lực chủ yếu
Động lực lâu dài
Động lực trước mắt
Động lực cơ bản

Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo.
Kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Vậy động lực chủ yếu phát triển đất nước ta hiện nay bao gồm những yếu tố:
Chung quanh vấn đề này, có người nêu câu hỏi: Nếu nói đại đoàn kết là động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước ta hiện nay thì điều đó mâu thuẫn với luận điểm mác - xít vẫn cho rằng, đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội có giai cấp hay không?
?
Cơ sở triết học của việc đưa ra động lực phát triển?
Sẽ là rất sai lầm, nếu ai đó tuyệt đối hoá đến mức cực đoan coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất của sự phát triển xã hội nước ta hiện nay. Học thuyết Mác chưa bao giờ khẳng định như vậy. Trong sự nghiệp không ngừng giải phóng con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các vấn đề tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, lợi ích... được đặc biệt chú ý giải quyết đúng đắn đã và đang trở thành động lực to lớn đối với sự phát triển của xã hội ta.
Mỗi động lực có vị trí và vai trò độc lập tương đối, hợp thành một tổng hợp lực thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó, việc xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Đảng ta muốn khắc sâu và nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng, tác dụng riêng và nổi bật của nó trong mối liên hệ hữu cơ với các động lực khác trong hệ thống động lực, ở nước ta, chứ tuyệt đối không phải là sự mâu thuẫn hay lãng quên vấn đề đấu tranh giai cấp giữ vai trò là một động lực đối với sự phát triển xã hội.
Hơn nữa, trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam hiện nay, cũng giống như trước đây, Đảng ta luôn chủ động xử lý vấn đề đại đoàn kết một cách mềm dẻo, sáng tạo, không chỉ giải quyết linh hoạt các mặt đối lập, khác biệt mà khéo léo quy nạp chúng trong sự thống nhất, tương đồng các nhân tố đó đang vận động trong lòng dân tộc, giữa nước ta với thế giới, trong các mối quan hệ phức tạp, chằng chịt hữu cơ. Để có được sức mạnh tư tưởng và vật chất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta không ngừng nỗ lực tìm tòi, phát triển và nhân lên những điểm đồng nhất, tương đồng của hàng loạt sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau giữa các giai cấp, tầng lớp trong nước vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữa nước ta với nước khác một cách hiệu quả theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Có thể nói, mẫu số chung quy đồng sức mạnh toàn thể dân tộc hiện nay cần thay vì khoét sâu sự cách biệt bằng sự quy tụ, đặt tiến trình xoáy trôn ốc đi lên của lịch sử trên nền tảng căn bản là sự thống nhất thay thế sự loại trừ, tất cả nhằm hướng tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cái đứng trên tất cả các giai cấp, tầng lớp, gia đình, cá nhân... là nền độc lập tự do của Tổ quốc gắn chặt với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta khẳng định: Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
Cá Nhân
Gia Đình
Xã Hội
Mặt khác, giải quyết một cách hài hoà quan hệ giữa nước ta với nước khác theo tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi, "không gây thù oán với một ai", như Bác Hồ chỉ rõ. Tất cả phải vì sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó chính là hình thức mới, là nội dung và tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
“Nước lấy dân làm gốc.
...
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
Đại đoàn kết là động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước ta hiện nay.
Theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự
tiến bộ, phát triển của xã hội là sự vận động của mâu thuẫn trong phương thức sản
xuất, trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, nhưng trong điều kiện xã hội có
sự phân hóa giai cấp thì mâu thuẫn đó lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối
kháng giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội. Trong trường hợp này, mâu
thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết được thông qua việc giải
quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Như vậy, mẫu
thuẫn giai cấp là đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải quyết
mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát
triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối
kháng giai cấp. Khi các mâu thuẫn xã hội đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được
thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng một “trật tự” theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó.
And
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Huỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)