ĐẤU TRANH GIAI CẤP
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: ĐẤU TRANH GIAI CẤP thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
lời mở đầu
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột.
Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp.
Chương I. Giai cấp
I. Giai cấp là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp.
1. Nguồn gốc giai cấp.
Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người được phân biệt bằng những đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia, nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân tự nhiên, một số khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế.
Sản xuất xã hội dần dần phát triển,
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột.
Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp.
Chương I. Giai cấp
I. Giai cấp là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp.
1. Nguồn gốc giai cấp.
Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người được phân biệt bằng những đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia, nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân tự nhiên, một số khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế.
Sản xuất xã hội dần dần phát triển,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)