Đát nâu vàng

Chia sẻ bởi Ngô Yến Ngọc | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Đát nâu vàng thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của nhóm 6
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Nguyễn Thu Hà
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Nội dung trình bày
1: Đặc điểm của đất nâu vàng ( phân bố,diện tích….)
2: Tính chất của đất ( tính chất vật lý, tính chất hóa học)
3: Một số loại đất thuộc nhóm đất nâu vàng
4: Thích nghi và sử dụng
1: Đặc điểm của đất nâu vàng
Ðất nâu vàng (FX) - Xanthic Ferralsols (FRx)
A, Diện tích: 421.159 ha
B, Hình thành: Ðất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ, macma trung tính và đá vôi trong điều kiện nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.
C, Phân bố: ở rìa đồng bằng, tại đây có những dải đất hẹp-đất phù sa cổ.Địa hình cao hơn hẳn đồng bằng (khoảng 25-30m) và dạng đồi lượn sóng 
Tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, Phủ Quỳ, Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Nghệ An…



D, Cấu tạo phẫu diện: Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện TN 226 tại xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất tỉnh Ðồng Nai. Ðá mẹ bazan, thực vật tự nhiên có cỏ heo, cỏ sậy, cỏ tạp, cây trồng nông nghiệp: điều, sắn.
0-15 cm: màu nâu vàng sẫm (7,5 YR 3,5/4M); thịt pha sét; kết cấu viên; chặt; xốp; nhiều rễ cây; chuyển lớp rõ về màu sắc.
15-35 cm: màu nâu vàng (7,5 YR 4/6M); thịt pha sét; kết von tròn khá nhiều (30-40% thể tích); kết cấu viên; ẩm; hơi xốp; còn ít rễ cây.
80-150 cm: màu nâu vàng sẫm (5YR 4/6M); sét; kết von như tầng trên; kết cấu viên và cục nhỏ; ẩm; chặt; ít xốp.


2: Tính chất đất
Bảng số liệu phân tích lý hóa học phẫu diện TN226
Ðất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu viên khá tơi xốp. Phản ứng chua, độ no bazơ thấp. Hàm lượng mùn trung bình, P2O5 tổng số khá nhưng dễ tiêu thấp, K2O tổng số và trao đổi thấp.
 Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, đạm và kali tổng số hơi nghèo, lân tổng số trung bình, riêng đất nâu vàng phát triển trên đá vôi thì kém tơi xốp hơn, rất chua (pH = 4,0 – 4,5) và có tầng đất không dày.




Đất nâu vàng có phản ứng chua (pHKCl = 4,01 - 4,34).
- Đất giảm mùn và đạm tổng số (tương ứng là 5.738% và 0,218%). 
- Lân tổng số trung bình (0,09 - 0,21%). 
- Kali tổng số nghèo (0,02 - 0,04%). 
- Các chất dễ tiêu đều nghèo (P2O5 = 5- 7mg/ 100g đất); K2O = 4- 9 mg / 100g đất).
- Hàm lượng các cation kiềm trao đổi trong đất thấp (Ca++ + Mg++ = 0, 6 - 1,4 me/ 100g đất).
3: Một số loại đất thuộc nhóm đất nâu vàng
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất nâu vàng trên đá bazan
A, Đất nâu vàng trên đá bazan
Hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ,cùng với quá trình tích luỹ mùn bề mặt, quá trình hình thành kết von khá phổ biến.Vì thế trong tầng đất của tất cả các đất nâu vàng trên đá bazan ở vùng Đông Nam Bộ đều hiện diện kết von với tỷ lệ cao

Hình thái phẫu diện
Hình thái đất có dạng điển hình ABC


 
Có độ dày khoảng 20cm màu nâu sẫm nhiều hữu cơ, nhiều kết von hạt đậu.
Thành phần cơ giới nặng,tới xốp, cấu tượng viên hạt.
Thực chất là 1 tầng kết von tương đối dày đặc, có màu nâu vàng rất điển hình
 
Mô tả phẫu diện
0-20cm(Ap): Nâu sẫm (Ẩm: 7,5YR 3/4; Khô: 7,5YR 4/4); thịt nặng đến sét; ẩm; tơi, xốp (phía trên khoảng 3cm rất xốp); phía trên có nhiều rễ cỏ, nhiều vệt than; nhiều hang hốc kiến, mối; chuyển lớp từ từ.
20-65cm(Bs1): Nâu (Ẩm: 7,5YR 4/6; Khô: 7,5YR 5/6); sét; ẩm; tơi. xốp; kết cấu viên; còn nhiều hang kiến mối; có nhiều rễ cây nhỏ và rễ chè đã khô mục đường kính 1-2 cm; có ít hạt đá vụn nhỏ mầu nâu hoặc đen; phía trên còn ít than thực vật; chuyển lớp từ từ.
65-100cm(Bs2): Nâu (Ẩm: 7,5YR 4/6; Khô: 7,5YR 5/6); sét; ẩm; tơi, xốp; kết cấu viên; chặt hơn tầng trên; còn ít hang kiến, mối nhỏ; có lẫn ít đá vụn mầu trắng hoặc hồng; chuyển lớp từ từ.
100-145cm(Bs3): Nâu (Ẩm: 7,5YR 4/6; Khô: 7,5YR 5/7); sét; ẩm; tơi, xốp; kết cấu viên; có ít đá lẫn như tầng trên; không còn hang kiến, mối; thỉnh  thoảng có ít vệt sét nhỏ mầu nâu hồng; còn ít rễ mao quản; chuyển lớp rõ.
145-165cm(BC): Nâu đỏ (Ẩm: 5YR 4/8; Khô: 7,5YR 5/8); sét; ẩm; lẫn nhiều đá vụn mảnh thô sắc cạnh, kích thước nhỏ hơn 2cn, tỷ lệ lẫn 5-10%.
B, Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ,ở các bậc thềm khác nhau
Phân bố: ở rìa đồng bằng, tại đây có những dải đất hẹp-đất phù sa cổ-mà tính chất đã thay đổi hẳn khiến cho ta phải xếp chúng vào nhóm đất đỏ vàng.
Địa hình: cao hơn hẳn đồng bằng (khoảng 25-30m) và dạng đồi lượn sóng.
Đất này tuy nghèo dinh dưỡng, nhiều kết von đá ong, song khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do: dày; tơi xốp (nếu đá ong ở sâu); khá bằng phẳng; có nguồn nước hoặc gần nguồn nước; gần đồng bằng. 
- Đậu tương gối ngô hoặc lúa cạn gối ngô.
- Ngô gối vừng thu
- Ngô - lạc thu (Tây nguyên)
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải sử dụng các biện pháp như: phủ gốc giữ ẩm;  giữ ẩm cho cây trồng bằng các biện pháp canh tác hợp lý. Tăng cường bón: phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng), phân hóa học, vôi…
 Phẫu diện đất: thường có tầng đất mịn dày trên 100 cm, có thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc hạt rời hoặc viên hạt, phân rõ the màu sắc và độ chặt
Các dạng hình thái của đất nâu vàng trên phù sa cổ
Có 2 dạng hình thái
Dạng hình thái thứ 1: đất có tầng dày, đồng nhất,tơi xốp,màu nâu vàng thống trị
Dạng hình thái thứ 2: đất có kết von, có khi kết von ở đáy, tầng đất mỏng màu nâu, vàng nhạt
Trong đó hình thái thứ 1 chiếm 90% diện tích


 
Mô tả phẫu diện
0-15cm(Ap): Nâu (Ẩm: 10YR 4/4; Khô: 10YR 5/3); có lẫn ít hạt kết von nhỏ li ti mầu đỏ và vàng sẫm; thịt nặng đến sét; cấu trúc cục khối có góc cạnh; hơi ẩm; phía dưới tầng có ít tàn dư than thực vật; chuyển lớp rõ.
15-35(AB): Nâu nhạt hơi vàng (Ẩm: 10YR 5/6; Khô: 10YR 6/4); thịt nặng đến sét; ẩm; cấu trúc cục khối có góc cạnh nhỏ; có ít vệt than thực vật, vệt đen nâu theo rễ cây; có những hang động vật nhỏ(kiến); chuyển lớp từ từ về màu, rõ về độ chặt.
25-85(Bt): Nâu sáng hơi vàng (Ẩm: 10YR 6/8; Khô: 10YR 7/6); có khoảng 5 % hạt kết von hình tròn nhỏ hoặc vô định hình, f <3 mm; thịt nặng đến sét; cấu trúc cục nhỏ viên, còn ít rễ cây f » 1 có nhiều vệt  nâu sẫm theo rễ; chuyển lớp từ về màu sắc, rõ đá lẫn.
85-122(BC): Nâu vàng (Ẩm: 10YR 7/8; Khô: 10YR 7/4); có 50-60% kết von  5-40 mm hình tròn hoặc dạng vô định hình; màu kết von: nâu vàng (Ẩm: 7,5YR 6/8; Khô: 7,5YR 5/6); nâu thẫm (Ẩm: 5YR 3/6; Khô: 5YR 3/6); nâu đỏ thẫm (Ẩm: 2,5 YR 4/8; Khô: 2,5YR 5/6); thịt nặng đến sét; còn ít rễ, ít vết nâu sẫm theo rễ hoặc lỗ hổng; chuyển lớp rất rõ.
122-150(C): Kết von đặc và rất cứng chiếm 95%; màu nâu đỏ (Ẩm: 2,5 YR 3/6; Khô: 2,5YR 6/8), đỏ vàng (Ẩm: 5YR 4/8; Khô: 5YR 6/6); có vệt thẫm đen (Ẩm: 5YR 3/4; Khô: 5YR 5/3); có ít ống sét vàng nhạt (Ẩm: 7,5 YR 6/6; Khô:10YR 8/4);
Đánh giá chung về đất nâu vàng trên phù sa cổ:
Ưu điểm : tầng đất thường dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, thuận lợi cho cây trồng.
Nhược điểm : nghèo các chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém. Một diện tích không nhỏ có tầng đất rất mỏng,có tầng kết von đá ong nông


Thíchnghivàsửdụng:
-Đất nâu vàng cũng có đầy đủ tính chất tốt như đất nâu đỏ, lại thêm đặc tính ẩm hơn và nằm trong khí hậu ẩm hơn. Cũng giống như đất nâu đỏ, đất nâu vàng có thể trồng được nhiều loại: cây lương thực, cây công nghiệp, ăn quả…
- Đất nâu vàng thường được khai thác để trồng cao su, cà phê, chè, cacao, dâu tằm, câyănquả. 
- Chú ý chống xói mòn, che phủ giữ ẩm vào mùa khô, bón thêm lân, kali

4.Thích nghi và sử dụng
Đất nâu vàng thường được khai thác để trồng sắn, cao su, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả
Hiện trạng sử dụng và khả năng sử dụng
- Đất nâu vàng là loại đất tốt nhất trong các loại đất thuộc nhóm đỏ vàng, nên khai thác tối ưu loại đất này
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ thì có chất lượng kém hơn
Hiện nay ,con người có tác đọng không hề nhỏ tới môi trường đất :
Tập quán du canh du cư làm tổn thương nghiêm trọng đến môi trường đất và chất dinh dưỡng vốn có trong nó, nếu chỉ biết khai thác vốn dinh dưỡng có sẵn tỏng nó mà không làm các biện pháp khắc phục khác thì sẽ làm đất biến thành nghéo dinh dưỡng,khó khắn lớn cho cây trồng mùa vụ
Việc tàn phá rừng,khai thác đất không hợp lí làm cho mất đi cấu trúc của đất,dễ bị xói mòn,rửa trôi, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường :lũ lụt, thiên tai, thường xuyên xảy ra
Biện pháp khắc phục :
Bố trí hệ thống cây trồng có tán che tối đa cho mùa mưa,canh tác có định mức,trồng nhiều cây xanh to giúp ngăn dòng chảy,chống xói mòn và rửa trôi đất.
Thay đổi các tập quán canh tác thô sơ,nâng cao kĩ thuật,biện pháp canh tác, áp dụng tiến bộ kĩ thuật trên đất dốc như canh tác cây ngắn ngày ,nông lâm kết hợp.
Ngoài ra còn có các biện pháp khác đã nói trong từng loại đất trên.
4.Các vấn đề môi trường và giải pháp
A, Các vấn đề về môi trường
Xói mòn đất, rửa trôi
Quá trình khô hạn kéo dài, biến đổi khí hậu
Con người: với tập quán du canh du cư làm tổn thất nghiêm trọng tài nguyên đất và dinh dưỡng trong đất,sử dụng đất để trồng cây trồng cạn ngắn ngày ( đây là biện pháp bóc lột đất làm đất bị xói mòn thoái hóa nhanh chóng. Việc tàn phá rừng, khai thác đất không hợp lý

B, Giải pháp
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm em:
Ngô Yến Ngọc
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Minh Ngọc
Võ Thị Phương Thuỳ
Phạm Lan Hương
Nguyễn Thị Thu Hằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Yến Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)