Đáp án văn vào phan bội châu
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Minh |
Ngày 26/04/2019 |
125
Chia sẻ tài liệu: Đáp án văn vào phan bội châu thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Môn: NGỮ VĂN
I. Yêu cầu chung
1. Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi môn Ngữ văn: Kiến thức Tiếng Việt, tác phẩm văn học và lí luận văn học vững chắc, sâu rộng; kiến thức cuộc sống xã hội phong phú; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt,...
2. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, Sở đã đa dạng hóa đề thi. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản ở phần đọc hiểu, những định hướng giải quyết ở phần làm văn, và thang điểm chủ yếu. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chính thể, phát hiện trân trọng những bài làm có ý kiến và giọng điệu riêng, chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20, cho lẻ đến 0,5. Hướng dẫn chấm cho điểm từng câu, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể hơn.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1.(10,0 điểm)
a.Từ láy có trong đoạn thơ: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc (1,0 điểm)
b. Tín hiệu nghệ thuật chủ yếu và ý nghĩa:
- Tín hiệu nghệ thuật chủ yếu: HS chỉ cần chỉ ra được tối thiểu 3 trong những tín hiệu sau (1,5 điểm):
+ Dùng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, đối lập
+ Dùng từ láy gợi tả, gợi cảm; từ nhiều nghĩa ( mặt, tròn, im)
+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng…
+ Thể thơ năm chữ, có sự sáng tạo trong việc dùng dấu câu và chữ viết đầu dòng
+ Kết hợp nhuần nhuyễn trữ tình và tự sự, giọng điệu tâm tình
- Ý nghĩa (1,5 điểm)
+ Gợi tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên: tròn đầy, nên thơ, nghĩa tình, bao dung.
+ Đó cũng là vẻ đẹp của quá khứ, tấm lòng nhân dân, đất nước hiền hậu, ân tình.
+ Thể hiện sự thức tỉnh, sám hối, ân hận, tự vấn của người lính (nhân vật trữ tình) trước lỗi lầm của mình và triết lí Uống nước nhớ nguồn.
c. Suy nghĩ về cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra trong đoạn thơ (6,0 điểm)
* Giải thích, làm rõ cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra trong đoạn thơ:
- Giật mình ở đây là một trạng thái tâm lí, cảm xúc, đột nhiên nhận ra điều mình làm chưa đúng với lương tâm, đạo lí.
- Cái giật mình thể hiện trong đoạn thơ: Nhân vật trữ tình- người lính giật mình vì thái độ sống vô tình vô nghĩa, lãng quên ánh trăng. Anh sám hối, ân hận, tự vấn lương tâm …
- Cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn thể hiện sự bừng tỉnh, tự ý thức đáng quý, cần có để làm người theo đúng đạo lí uống nước nhớ nguồn.
* Trình bày suy nghĩ của bản thân:
- Trong cuộc sống, con người không ai tránh khỏi những sai lầm. Điều quan trọng là sớm nhận ra sai lầm, từ đó có ý thức sửa chữa sai lầm, hoàn thiện bản thân.
- Những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với người khác hay xã hội thì dễ nhìn thấy, song có những sai lầm trong hành vi ứng xử hàng ngày không phải ai cũng nhận thức được ngay. Sai lầm được soi chiếu dưới góc độ luật pháp thì dễ phát hiện; song những sai lầm chỉ phán xét bằng lương tâm thì cần phải có thái độ phục thiện.
- Để điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện bản thân, con người không chỉ biết noi gương, học tập, lắng nghe ý kiến, dư luận xã hội, mà quan trọng nhất là biết tự nhìn nhận, soi chiếu lại mình, phải biết giật mình trước những biến động của xã hội và của bản thân.
- Trong cuộc đời cần biết giật mình không chỉ trước lối sống vô tình vô nghĩa mà trước mọi thái độ, hành vi sai lầm của mình. Bởi ý thức tự nhận thức
NGHỆ AN
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Môn: NGỮ VĂN
I. Yêu cầu chung
1. Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi môn Ngữ văn: Kiến thức Tiếng Việt, tác phẩm văn học và lí luận văn học vững chắc, sâu rộng; kiến thức cuộc sống xã hội phong phú; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt,...
2. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, Sở đã đa dạng hóa đề thi. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản ở phần đọc hiểu, những định hướng giải quyết ở phần làm văn, và thang điểm chủ yếu. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chính thể, phát hiện trân trọng những bài làm có ý kiến và giọng điệu riêng, chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài là 20, cho lẻ đến 0,5. Hướng dẫn chấm cho điểm từng câu, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể hơn.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1.(10,0 điểm)
a.Từ láy có trong đoạn thơ: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc (1,0 điểm)
b. Tín hiệu nghệ thuật chủ yếu và ý nghĩa:
- Tín hiệu nghệ thuật chủ yếu: HS chỉ cần chỉ ra được tối thiểu 3 trong những tín hiệu sau (1,5 điểm):
+ Dùng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê, đối lập
+ Dùng từ láy gợi tả, gợi cảm; từ nhiều nghĩa ( mặt, tròn, im)
+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng…
+ Thể thơ năm chữ, có sự sáng tạo trong việc dùng dấu câu và chữ viết đầu dòng
+ Kết hợp nhuần nhuyễn trữ tình và tự sự, giọng điệu tâm tình
- Ý nghĩa (1,5 điểm)
+ Gợi tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên: tròn đầy, nên thơ, nghĩa tình, bao dung.
+ Đó cũng là vẻ đẹp của quá khứ, tấm lòng nhân dân, đất nước hiền hậu, ân tình.
+ Thể hiện sự thức tỉnh, sám hối, ân hận, tự vấn của người lính (nhân vật trữ tình) trước lỗi lầm của mình và triết lí Uống nước nhớ nguồn.
c. Suy nghĩ về cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra trong đoạn thơ (6,0 điểm)
* Giải thích, làm rõ cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra trong đoạn thơ:
- Giật mình ở đây là một trạng thái tâm lí, cảm xúc, đột nhiên nhận ra điều mình làm chưa đúng với lương tâm, đạo lí.
- Cái giật mình thể hiện trong đoạn thơ: Nhân vật trữ tình- người lính giật mình vì thái độ sống vô tình vô nghĩa, lãng quên ánh trăng. Anh sám hối, ân hận, tự vấn lương tâm …
- Cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn thể hiện sự bừng tỉnh, tự ý thức đáng quý, cần có để làm người theo đúng đạo lí uống nước nhớ nguồn.
* Trình bày suy nghĩ của bản thân:
- Trong cuộc sống, con người không ai tránh khỏi những sai lầm. Điều quan trọng là sớm nhận ra sai lầm, từ đó có ý thức sửa chữa sai lầm, hoàn thiện bản thân.
- Những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với người khác hay xã hội thì dễ nhìn thấy, song có những sai lầm trong hành vi ứng xử hàng ngày không phải ai cũng nhận thức được ngay. Sai lầm được soi chiếu dưới góc độ luật pháp thì dễ phát hiện; song những sai lầm chỉ phán xét bằng lương tâm thì cần phải có thái độ phục thiện.
- Để điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện bản thân, con người không chỉ biết noi gương, học tập, lắng nghe ý kiến, dư luận xã hội, mà quan trọng nhất là biết tự nhìn nhận, soi chiếu lại mình, phải biết giật mình trước những biến động của xã hội và của bản thân.
- Trong cuộc đời cần biết giật mình không chỉ trước lối sống vô tình vô nghĩa mà trước mọi thái độ, hành vi sai lầm của mình. Bởi ý thức tự nhận thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)