Dap an van 6 kscl thcs thanh an 10-11
Chia sẻ bởi Nguyễn Sỹ Chung |
Ngày 17/10/2018 |
11
Chia sẻ tài liệu: dap an van 6 kscl thcs thanh an 10-11 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Kỳ thi kiểm định chất lượng học kỳ II – Năm học:2010 – 2011
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn 6
Hướng dấn chung:
Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo.
Cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đảm bảo tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo phải dựa vào thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.
Thang điểm 10, Chi tiết đến 0,25 điểm
Hứơng dẫn chi tiết.
Câu 1: ( 3 điểm )
Chép ra được các hình ảnh nhân hoá có trong đoạn văn và nêu giá trị diễn đạt của chúng.
+ Hình ảnh nhân hoá: - Tre ăn ở với người… 0,25
- Tre, nứa, mai, vầu giúp người… 0,25
+ Giá trị diễn đạt:
Khẳng định, nhấn mạnh sự gắn bó giữa cây tre với con người Việt Nam 0,5
Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sồng động có hồn 0,5
Thể hiện rõ tình cảm của người viết đối với cây tre: Quý trọng, tự hào, đề cao vai trò của tre… 0,5
Chép ra: Câu trần thuật đơn không có từ là ( Câu tồn tại), gạch chân chủ ngữ, vị ngữ:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
- Chép ra được: 0,5đ, Gạch chân đúng 0,5đ
Câu 2:
a) Chép được 4 câu thơ cuối của bài “Mưa” (Trần Đăng Khoa)
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa 1đ
b) Viết được đoạn văn có nội dung đúng theo yêu cầu của đề. 2đ
Sau đây là những gợi ý:
Hình ảnh con người được khắc hoạ bằng biện pháp ẩn dụ nói quá
(Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa)
Con người trở nên lớn lao, Vững vàng giữa khung cảnh vô cùng giữ dội, thể hiện tầm vóc, tư thế sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Thể hiện sự liên tưởng độc đáo, thú vị và sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả
( Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng yêu cầu của đề)
Câu 3:
+ Hình thức:
Học sinh biết làm bài văn miêu tả với bố cục 3 phần.
Biết lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý
+ Nội dung: Tả một cơn mưa mùa hạ theo quan sát và cả ằng sự sáng tạo của các em.
Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Xác định trình tự miêu tả theo thời gian và không gian.
Cảnh vật thiên nhiên và con người trước và sau trời sắp mưa.
Khi trời mưa: âm thanh, những giọt mưa, nước mưa…
Cảnh vật và con người sau khi mưa tạnh.
Học sinh bộc lộ được cảm xúc của mình.
+ Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, mạch văn có cảm xúc thì cho điểm tối đa.
- Các mức điểm khác, giáo viên theo yêu cầu bài làm để cho điểm, chiết đến 0,25đ.
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn 6
Hướng dấn chung:
Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo.
Cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đảm bảo tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo phải dựa vào thực tế bài làm để xác định điểm một cách phù hợp.
Thang điểm 10, Chi tiết đến 0,25 điểm
Hứơng dẫn chi tiết.
Câu 1: ( 3 điểm )
Chép ra được các hình ảnh nhân hoá có trong đoạn văn và nêu giá trị diễn đạt của chúng.
+ Hình ảnh nhân hoá: - Tre ăn ở với người… 0,25
- Tre, nứa, mai, vầu giúp người… 0,25
+ Giá trị diễn đạt:
Khẳng định, nhấn mạnh sự gắn bó giữa cây tre với con người Việt Nam 0,5
Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sồng động có hồn 0,5
Thể hiện rõ tình cảm của người viết đối với cây tre: Quý trọng, tự hào, đề cao vai trò của tre… 0,5
Chép ra: Câu trần thuật đơn không có từ là ( Câu tồn tại), gạch chân chủ ngữ, vị ngữ:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
- Chép ra được: 0,5đ, Gạch chân đúng 0,5đ
Câu 2:
a) Chép được 4 câu thơ cuối của bài “Mưa” (Trần Đăng Khoa)
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa 1đ
b) Viết được đoạn văn có nội dung đúng theo yêu cầu của đề. 2đ
Sau đây là những gợi ý:
Hình ảnh con người được khắc hoạ bằng biện pháp ẩn dụ nói quá
(Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa)
Con người trở nên lớn lao, Vững vàng giữa khung cảnh vô cùng giữ dội, thể hiện tầm vóc, tư thế sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Thể hiện sự liên tưởng độc đáo, thú vị và sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả
( Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng yêu cầu của đề)
Câu 3:
+ Hình thức:
Học sinh biết làm bài văn miêu tả với bố cục 3 phần.
Biết lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý
+ Nội dung: Tả một cơn mưa mùa hạ theo quan sát và cả ằng sự sáng tạo của các em.
Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Xác định trình tự miêu tả theo thời gian và không gian.
Cảnh vật thiên nhiên và con người trước và sau trời sắp mưa.
Khi trời mưa: âm thanh, những giọt mưa, nước mưa…
Cảnh vật và con người sau khi mưa tạnh.
Học sinh bộc lộ được cảm xúc của mình.
+ Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, mạch văn có cảm xúc thì cho điểm tối đa.
- Các mức điểm khác, giáo viên theo yêu cầu bài làm để cho điểm, chiết đến 0,25đ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Sỹ Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)