Đáp án và đề thi thử THPT Quốc Gia môn sinh của SGDĐT Tp. HCM,

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Liêm | Ngày 27/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đáp án và đề thi thử THPT Quốc Gia môn sinh của SGDĐT Tp. HCM, thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN SINH HỌC Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề Câu 1. Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. C. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. Câu 2. Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hóa đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do: A. Khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. B. Số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. C. Một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. D. Tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. Câu 3. Hình thức phân bổ cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi trường. C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 4. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a quy định tính trạng mắt trăng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nucleotit và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến? A. Thêm 1 cặp G – X B. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T C. Mất 1 cặp G – X D. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X Câu 5. Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất , tế bào thứ hai: . Khi cả hai tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế A. Số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh. B. Số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ 2 là 8 loại. C. Số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ 2 sinh. D. Số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ 2 sinh. Câu 6. Biến động di truyền là hiện tượng: A. TSTĐ của các alen trong một quần thể biến đổi một cách từ từ, khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc B. TSTĐ của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn so với quần thể gốc. C. TSTĐ của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc D. TSTĐ của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột theo hướng tăng alen trội giảm alen lặn so với quần thể gốc. Câu 7. Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen , thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là: A. 1/36 B. 1/12 C. 3/16 D. 1/9 Câu 8. Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do: (1) Phần lớn năng lượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)