Đáp án và đề thi HKII_Ngữ văn 6_06-07

Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên | Ngày 18/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đáp án và đề thi HKII_Ngữ văn 6_06-07 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II . Năm học 2006 -2007
Môn : Ngữ Văn lớp 6
Thời gian : 120 Phút ( Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: …………………………..
Lớp :……
SBD: …………….Phòng:…………..
Điểm

 Lời phê


PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi câu đúng đạt 0.25 đ ) : Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế mèn là gì ?
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốt vạ vào thân.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Ở đời mà không trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Câu văn nào có sử dụng phó từ ?
Cô ấy cũng có răng khểnh.
Mặt em bé tròn như trăng rằm.
Da chị ấy mịn như nhung.
Chân anh ta bị đau.
Câu 3: Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình ?
Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện.
Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ.
Tức tối, xấu hổ, hãnh diện.
Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
Cây dừa sải tay bơi.
Cỏ gà rung tai nghe.
Kiến hành quân đầy đường.
Bố em đi cày về.
Câu 5: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ?

Bóng Bác cao lồng lộng.
Người cha mái tóc bạc.
Bác vẫn ngồi đinh ninh.
Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ?
Mặt trời.
Trường thọ
Đầy đặn
Ngọc trai.
Câu 7: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ?
Hương là một học sinh chăm ngoan.
Bà tôi đã già rồi.
Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
Mùa xuân mong ước đã đến.
Câu 8: Trong bài “Cây tre Việt Nam”, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của cây tre ?
Vẻ đẹp thanh thoát dẻo dai.
Vẻ đẹp thẳng thắng, bất khuất.
Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
Gồm cả 3 ý A, B, C.
Câu 9: “Thành đồng Tổ quốc” là danh hiệu chỉ miền đất nào ?
Bắc bộ.
Nam bộ.
Trung bộ.
Tây nguyên.
Câu 10: Hãy phát hiện lỗi cho câu sau:
Năm 1945, với sự thành công của cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên
Sai về nghĩa.
Thiếu chủ ngữ.
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Thiếu vị ngữ.
Câu 11: Trong câu “Và Sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh Sông Hồng được dùng theo lối:
Ẩn dụ.
Hoán dụ.
So sánh.
Nhân hóa
Câu 12: Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ?
Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
Chim én về theo mùa gặt.
Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ.
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nhân hóa là gì?
Đặt một câu văn có sử dụng phép nhân hóa.
Câu 2: (5 điểm)
Từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.
…HẾT…



















ĐÁP ÁN NGỮ VĂN LỚP 6
HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006-2007

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (12 câu, mỗi câu 0.25 điểm)
Câu 1: C Câu 7: C
Câu 2: A Câu 8: D
Câu 3: A Câu 9: B
Câu 4: D Câu 10: B
Câu 5: B Câu 11: B
Câu 6: B Câu 12: C
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)