Dap an thi thu dai hoc
Chia sẻ bởi Ngô Thanh Hải |
Ngày 18/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: dap an thi thu dai hoc thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
Trường THPT Lạng Giang số 2
ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn: Ngữ văn. Khối C, D
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu I (2.0 điểm): Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
1.Giá trị lịch sử (1.0 điểm)
Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, trọng đại, đúc kết nguyện vọng sâu xa của Dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do; đồng thời cũng là kết quả tất yêú của quá trình đấu tranh cách mạng gần 100 năm của dân tộc để giành và được hưởng quyền thiêng liêng đó.
- Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân tồn tại suốt 80 năm qua và chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ, kỷ nguyên dân ta làm chủ đất nước.
2. Giá trị văn học (1.0 điểm)
- Về mặt nội dung: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống thiêng liêng của con người. Đồng thời tác phẩm kế thừa và phát huy xuất sắc, nêu cao truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo tốt đẹp tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
- Về mặt nghệ thuật: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực: dung lượng ngắn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể xác thực; lập luận sắc bén; lời lẽ vừa đanh thép, vừa thiết tha, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm, giàu hình ảnh, tác động mạnh mẽ đến tình cảm và nhận thức của người đọc, người nghe.
Câu II (3.0 điểm):
II.1. Yêu cầu chung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Về kỹ năng:
Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm một bài văn nghị luận xã hội.
Bố cục chặt chẽ, ý kiến rõ ràng, thuyết phục.
Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Không mắc lỗi diễn đạt.
Về kiến thức
a/ Hiểu được ý kiến của A. Lincoln: Lincoln đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh nói chung:
- Biết thu nhận những kiến thức phong phú từ sách vở.
- Đặc biệt, còn phải có một tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, biết tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
b/ Nêu suy nghĩ của bản thân: Quan niệm giá dục của A. Lincoln đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
- Không phủ nhận vai trò quan trọng của kiến thức sách vở vì ở đó có cả một “thế giới kỳ diệu”.
- Nhưng kiến thức từ thực tế cuộc sống cũng quan trọng không kém.
- Vai trò của việc tự học, tự chiêm nghiệm, “lặng lẽ suy tư”… là rất lớn.
3. Rút ra bài học
- Phải học trong sách vở và học từ cuộc sống.
- Phải làm cho tâm hồn mình phong phú, biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những gì bình dị nhất của vạn vật xung quanh mình.
II.2. Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, khuyến khích những bài văn viết có sáng tạo, có chủ kiến và kiến giải riêng.
- Điểm 2: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt, hành văn không đáng kể.
- Điểm 1: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Để giấy trắng, viết hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn: Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm (0.5 điểm)
- “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của
Trường THPT Lạng Giang số 2
ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn: Ngữ văn. Khối C, D
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu I (2.0 điểm): Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
1.Giá trị lịch sử (1.0 điểm)
Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, trọng đại, đúc kết nguyện vọng sâu xa của Dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do; đồng thời cũng là kết quả tất yêú của quá trình đấu tranh cách mạng gần 100 năm của dân tộc để giành và được hưởng quyền thiêng liêng đó.
- Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân tồn tại suốt 80 năm qua và chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ, kỷ nguyên dân ta làm chủ đất nước.
2. Giá trị văn học (1.0 điểm)
- Về mặt nội dung: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống thiêng liêng của con người. Đồng thời tác phẩm kế thừa và phát huy xuất sắc, nêu cao truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo tốt đẹp tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
- Về mặt nghệ thuật: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực: dung lượng ngắn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể xác thực; lập luận sắc bén; lời lẽ vừa đanh thép, vừa thiết tha, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm, giàu hình ảnh, tác động mạnh mẽ đến tình cảm và nhận thức của người đọc, người nghe.
Câu II (3.0 điểm):
II.1. Yêu cầu chung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Về kỹ năng:
Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm một bài văn nghị luận xã hội.
Bố cục chặt chẽ, ý kiến rõ ràng, thuyết phục.
Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Không mắc lỗi diễn đạt.
Về kiến thức
a/ Hiểu được ý kiến của A. Lincoln: Lincoln đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh nói chung:
- Biết thu nhận những kiến thức phong phú từ sách vở.
- Đặc biệt, còn phải có một tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, biết tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
b/ Nêu suy nghĩ của bản thân: Quan niệm giá dục của A. Lincoln đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
- Không phủ nhận vai trò quan trọng của kiến thức sách vở vì ở đó có cả một “thế giới kỳ diệu”.
- Nhưng kiến thức từ thực tế cuộc sống cũng quan trọng không kém.
- Vai trò của việc tự học, tự chiêm nghiệm, “lặng lẽ suy tư”… là rất lớn.
3. Rút ra bài học
- Phải học trong sách vở và học từ cuộc sống.
- Phải làm cho tâm hồn mình phong phú, biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những gì bình dị nhất của vạn vật xung quanh mình.
II.2. Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, khuyến khích những bài văn viết có sáng tạo, có chủ kiến và kiến giải riêng.
- Điểm 2: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt, hành văn không đáng kể.
- Điểm 1: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Để giấy trắng, viết hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn: Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm (0.5 điểm)
- “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thanh Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)