Đáp án thi đại học, Sử 2005

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Đáp án thi đại học, Sử 2005 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI ĐẠI HỌC SỬ NĂM 2005

1 Hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước. Ý nghĩa của cao trào đó đối với Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945? 3,50
a) Hoàn cảnh lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước 1,00
- Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941), Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh, các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
- Đêm 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương nhằm rảnh tay đối phó với quân Đồng minh. Sự kiện này đã thúc đẩy cách mạng Đông Dương bước sang thời kỳ mới - thời kỳ tiền khởi nghĩa. 0,25
- Trước tình hình đó, Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, đề ra chủ trương mới (Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12-3-1945) và phát động cao trào "Kháng Nhật cứu nước". 0,50
b) Sự phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước 2,00
- Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra với quy mô lớn và nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, thích ứng với thời kỳ tiền khởi nghĩa. 0,25
- Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần liên tục diễn ra, chính quyền nhân dân được thành lập ở nhiều địa phương (căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Ba Tơ). 0,50
- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân và phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang, bán vũ trang, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật... 0,50
- Tháng 6 -1945 Khu giải phóng Việt Bắc ra đời, Ủy ban lâm thời khu giải phóng thực hiện 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng trở thành căn cứ địa chính của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,25
- Phong trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của quần chúng, thu hút hàng triệu người tham gia, báo trước giờ hành động quyết định sắp tới. 0,50
c) Ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước 0,50
- Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển vượt bậc; kẻ thù hoang mang, suy yếu. 0.25
- Cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. 0,25
2 Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thực hiện những chủ trương gì để Việt Nam với tư cách là nước độc lập đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật? 1,50
- Tổ chức Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương (13 đến 15-8-1945), quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật; tổ chức Đại hội Quốc dân (16 đến 17-8-1945) thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời sau này) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 0,75
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền thắng lợi trên toàn quốc chỉ trong 15 ngày (14 đến 28-8-1945) 0,25
- Cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập và ngày 2-9- 1945 thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 0,50
Câu 2 : Những thắng lợi lớn của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ từ 1961 đến 1965? 3,00
- Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Từ năm 1961, Mĩ triển khai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam. 0,25
- Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, Quân giải phóng miền Nam cùng với nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và tay sai, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận. 0,50
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)