Đáp án thi đại học, Sử 2003
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong |
Ngày 26/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đáp án thi đại học, Sử 2003 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI ĐẠI HỌC SỬ 2003
Câu 1 Hãy nêu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian đó. (2 điểm)
- Ngày 1- 9-1939, Đức xâm chiếm Ba Lan; ngày 3-9-1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm các nước Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6-1940, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Cuối năm 1940 đầu năm 1941 Đức mở rộng chiếm đóng các nước Đông và Nam Âu cùng bán đảo Ban Căng. Tháng 6-1941 phát-xít Đức tấn công Liên Xô. 0,50
- Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc. Mùa thu 1940, phát - xít Nhật vào Đông Dương, từng bước biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và thuộc địa của chúng. 0,50
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát-xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực hiện chính sách ‘’kinh tế chỉ huy’’, vơ vét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc. 0,50
- Thực dân Pháp đã nhanh chóng câu kết với Nhật áp bức nhân dân các nước Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát – xít Pháp - Nhật là mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất. Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất. 0,50
Câu 2 . Chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do Hội nghị lần thứ 6 ( tháng11 năm 1939) và Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra như thế nào ? 2 điểm
- Để giành độc lập, phải tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, Hội nghị lần thứ 6 (11-1939) của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. 0,5
- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát–xít, giành lại độc lập dân tộc hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương. 0,50
- Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc, tập hợp lực lượng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cho từng nước ở Đông Dương. Ơ Việt Nam, Đảng ta thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). 0,50
- Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. 0,50
Câu 3 Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 – 2 - 1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do Hiệp ước đó đặt ra ? 3 điểm
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc chắn Pháp sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt của quân Tưởng ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với chính phủ Tưởng để ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Trong khi đó, Tưởng thấy cần phải rút về nước, tập trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
- Tưởng và Pháp đã thỏa hiệp với nhau, ký kết bản Hiệp ước Hoa- Pháp ngày 28-2-1946. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. 0,50
- Hiệp ước Hoa- Pháp buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai con đường : hoặc là cầm vũ khí
Câu 1 Hãy nêu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian đó. (2 điểm)
- Ngày 1- 9-1939, Đức xâm chiếm Ba Lan; ngày 3-9-1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm các nước Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6-1940, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Cuối năm 1940 đầu năm 1941 Đức mở rộng chiếm đóng các nước Đông và Nam Âu cùng bán đảo Ban Căng. Tháng 6-1941 phát-xít Đức tấn công Liên Xô. 0,50
- Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc. Mùa thu 1940, phát - xít Nhật vào Đông Dương, từng bước biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và thuộc địa của chúng. 0,50
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát-xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực hiện chính sách ‘’kinh tế chỉ huy’’, vơ vét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc. 0,50
- Thực dân Pháp đã nhanh chóng câu kết với Nhật áp bức nhân dân các nước Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát – xít Pháp - Nhật là mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất. Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất. 0,50
Câu 2 . Chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do Hội nghị lần thứ 6 ( tháng11 năm 1939) và Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra như thế nào ? 2 điểm
- Để giành độc lập, phải tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, Hội nghị lần thứ 6 (11-1939) của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. 0,5
- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát–xít, giành lại độc lập dân tộc hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương. 0,50
- Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc, tập hợp lực lượng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cho từng nước ở Đông Dương. Ơ Việt Nam, Đảng ta thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). 0,50
- Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. 0,50
Câu 3 Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 – 2 - 1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do Hiệp ước đó đặt ra ? 3 điểm
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc chắn Pháp sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt của quân Tưởng ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với chính phủ Tưởng để ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Trong khi đó, Tưởng thấy cần phải rút về nước, tập trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
- Tưởng và Pháp đã thỏa hiệp với nhau, ký kết bản Hiệp ước Hoa- Pháp ngày 28-2-1946. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. 0,50
- Hiệp ước Hoa- Pháp buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai con đường : hoặc là cầm vũ khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)