Đáp án thi đại học, Sử 2002
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong |
Ngày 26/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Đáp án thi đại học, Sử 2002 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI ĐẠI HỌC SỬ NĂM 2002
Câu 1 (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ (1945 – 1950).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
1.1- Ngày 19/2/1946, 2 vạn thuỷ quân trên 20 chiến hạm ở cảng Bom Bay khởi nghĩa với khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Anh!”, “Cách mạng muôn năm!”.
- 20 vạn công nhân, sinh viên và nhân dân Bombay bãi công, bãi khoá, bãi thị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang (từ 21 đến 23/4/1946). Công nhân và nhân dân Cancutta, Carasi, Mađơrat đấu tranh hưởng ứng.
- Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1/3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Có nơi nông dân tước đoạt tài sản của địa chủ.
1.2- Thực dân Anh phải đàm phán với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo về tương lai của Ấn Độ, thoả thuận theo “Kế hoạch Maobattơn”: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo. Ngày 15/8/1947, 2 quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan được hưởng quy chế tự trị, có chính phủ dân tộc riêng.
- Đảng Quốc đại Ấn Độ tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập hoàn toàn. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức thành lập.
Câu 2: (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
2.1. Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, "luật 10-59", “cải cách điền địa”, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật”…Mỹ Diệm đã kìm kẹp, bóc lột và đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ Diệm để củng cố hoà bình, giữ gìn lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh của quần chúng chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hoà bình, dân chủ…, đã đi từ đấu tranh chính trị đến kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.
2.2- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
- Phong trào “Đồng khởi” rộng lớn, tiêu biểu là khởi nghĩa Trà Bồng và nổi dậy ở Bến Tre. Đến năm 1960 ở hàng trăm xã thôn chính quyền địch tan rã, chính quyền cách mạng được hình thành.
- Phong trào “Đồng khởi” đã đưa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/1/1960), thành lập Trung ương cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam. “Đồng khởi” đã làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm và giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.
2.3. Như vậy, cách mạng miền Nam đã từ đấu tranh chính trị giữ gìn lực lượng tiến dần lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành quyền làm chủ, phát triển thành chiến tranh cách mạng.
Câu 3 (ĐH: 3 điểm; CĐ: 4 điểm): Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam tết Mậu thân (1968).
3.1. Diễn biến:
- Sau 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng năm bầu cử tổng thống Mỹ (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền và buộc Mỹ phải đàm phán, rút quân về nước.
- Quân ta đã tập kích chiến lược vào hầu hết các đô thị trong đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 (giao thừa tết Mậu thân). Qua
Câu 1 (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ (1945 – 1950).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
1.1- Ngày 19/2/1946, 2 vạn thuỷ quân trên 20 chiến hạm ở cảng Bom Bay khởi nghĩa với khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Anh!”, “Cách mạng muôn năm!”.
- 20 vạn công nhân, sinh viên và nhân dân Bombay bãi công, bãi khoá, bãi thị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang (từ 21 đến 23/4/1946). Công nhân và nhân dân Cancutta, Carasi, Mađơrat đấu tranh hưởng ứng.
- Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1/3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Có nơi nông dân tước đoạt tài sản của địa chủ.
1.2- Thực dân Anh phải đàm phán với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo về tương lai của Ấn Độ, thoả thuận theo “Kế hoạch Maobattơn”: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo. Ngày 15/8/1947, 2 quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan được hưởng quy chế tự trị, có chính phủ dân tộc riêng.
- Đảng Quốc đại Ấn Độ tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập hoàn toàn. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức thành lập.
Câu 2: (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
2.1. Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, "luật 10-59", “cải cách điền địa”, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật”…Mỹ Diệm đã kìm kẹp, bóc lột và đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ Diệm để củng cố hoà bình, giữ gìn lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh của quần chúng chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hoà bình, dân chủ…, đã đi từ đấu tranh chính trị đến kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.
2.2- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
- Phong trào “Đồng khởi” rộng lớn, tiêu biểu là khởi nghĩa Trà Bồng và nổi dậy ở Bến Tre. Đến năm 1960 ở hàng trăm xã thôn chính quyền địch tan rã, chính quyền cách mạng được hình thành.
- Phong trào “Đồng khởi” đã đưa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/1/1960), thành lập Trung ương cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam. “Đồng khởi” đã làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm và giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.
2.3. Như vậy, cách mạng miền Nam đã từ đấu tranh chính trị giữ gìn lực lượng tiến dần lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành quyền làm chủ, phát triển thành chiến tranh cách mạng.
Câu 3 (ĐH: 3 điểm; CĐ: 4 điểm): Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam tết Mậu thân (1968).
3.1. Diễn biến:
- Sau 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng năm bầu cử tổng thống Mỹ (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền và buộc Mỹ phải đàm phán, rút quân về nước.
- Quân ta đã tập kích chiến lược vào hầu hết các đô thị trong đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 (giao thừa tết Mậu thân). Qua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)