Đáp án sử THPT 2016

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Đáp án sử THPT 2016 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: LỊCH SỬ


Câu I : Trình bày nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế
kỉ XX và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng này.
1. Trình bày nguồn gốc :
- Do đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. 1đ
- Do tình trạng bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1đ
2. Đặc điểm :
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 0,5đ
- Trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. 0,5đ
Câu II :
1. Kể tên hai khuynh hướng cứu nước chủ yếu trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản. 0,5đ
- Khuynh hướng vô sản. 0,5đ
2. Nêu vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt nam.
- Góp phần vào sự thắng thế của con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, góp phần giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. 0,5đ
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,5đ
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,5đ
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện chin muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,5đ
Câu III :
1. Phân tích tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam.
a. Phân tích tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
- Làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của thực dân Pháp, buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng và bị giam chân ở vùng rừng núi, chúng phải điều chỉnh kế hoạch Nava, quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 0,25đ.
- Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ 0,25đ.
b. Phân tích tác động của chiến dịch Điện Biên Phủ
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava - cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, làm thất bại hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” của Pháp, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. 0,25đ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi,… buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương 0,25đ
2. Cho biết ý kiến về quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (12 - 1953)
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, lập luận khác nhau, nhưng phải làm nổi bật được các nội dung:
- Là một quyết định đúng đắn, kịp thời vì lực lượng kháng chiến của ta đã trưởng thành và lớn mạnh, thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ có nhiều hạn chế 0,5
- Thể hiện quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân Việt Nam nhằm kết thúc chiến tranh. 0,5
Câu IV. Trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc”.
1. Phát biểu suy nghĩ về chủ trương trên của Đảng.
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, lập luận khác nhau, nhưng phải làm nổi bật được các nội dung:
- Đây là chủ trương đúng đắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)