Đáp án HSNK ngu van 6 huyện Thanh Sơn
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Đồng |
Ngày 17/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSNK ngu van 6 huyện Thanh Sơn thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
THI SINH
2011 – 2012
MÔN NGỮ VĂN 6
DUNG
ĐIỂM
Câu 1: Phân biệt về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
b, Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
2.0đ
Đáp án:
* Giống nhau: Cả câu (a) và (b) đều là câu trần thuật đơn không có từ là.
* Khác nhau:
-Về mặt hình thức:
+Cấu tạo của câu (a): có chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
+Cấu tạo của câu (b): có vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ.
-Về mặt ý nghĩa:
+ Câu (a): Miêu tả hoạt động của nhân vật (hai cậu bé) được nêu ở chủ ngữ.
+ Câu(b): Thông báo về sự xuất hiện của nhân vật (hai cậu bé).
-> Câu(a): Câu miêu tả
-> Câu(b): Câu tồn tại.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2:Xác định và trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
4.0đ
Đáp án:
* Xác định được các phép so sánh: Dượng Hương Thư khi vượt thác:
+ như một pho tượng đồng đúc
+ giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ khác lúc ở nhà: nói năng nhỏ nhẻ, nhu mì…
* Nêu được tác dụng:
+ So sánh Dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
+ So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
+ So sánh Dượng Hương Thư khi vượt thác “khác lúc ở nhà…nói năng nhỏ nhẻ, nhu mì” để càng làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của nhân vật.
=> Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.
0,5đ
0,5đ
1,0đ
Câu 3 Ý nghĩa truyện “ Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh –Ngữ văn 6, tập 2) ? Từ ý nghĩa của của truyện em rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh, hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 câu).
4,0 đ
Đáp án:
* Hình thức: Viết được một đoạn văn trình bày cảm nhận, mạch lạc rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả
0,5đ
* Ý nghĩa: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện “ Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra lỗi lầm, phần hạn chế của chính mình (đó là lòng tự ái, tính đố kị ganh ghét tài năng của em, sự mặc cảm tự ti…
* Suy nghĩ, bài học:
Học sinh cần bộc lộ những suy nghĩ chân thành, rút ra bài học: trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình.
1,5đ
2,0đ
Câu4: Em được gặp gỡ nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Hãy kể và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Đồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)