Dap an de HSG văn 10
Chia sẻ bởi Phan Hong Hanh |
Ngày 26/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: dap an de HSG văn 10 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ VII - LÀO CAI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm được in trong 03 trang)
Câu 1 (8 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, ra đề theo cách gián tiếp. Vấn đề nghị luận được nêu ra qua một câu chuyện. Để giải quyết yêu cầu của đề, bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung chính cần đạt
Điểm
1
2
Đọc hiểu văn bản, tìm ý nghĩa câu chuyện: Đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người không phải ai khác mà chính là bản thân mình. Vượt qua, chiến thắng được chính mình là điều khó khăn nhất và cũng là “chiến thắng hiển hách nhất”(Flatông).
Bàn luận về vấn đề:
* Cần khẳng định đó là một tư tưởng đúng, một tư tưởng mang tính triết lý (Ý nghĩa của câu chuyện tình cờ lại gặp gỡ với một lời răn trong Kinh Phật “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”)
* Lí giải và chứng minh vấn đề:
- Vì sao đối thủ của mỗi người là chính mình?
+ Con người sinh ra trên đời không có ai hoàn thiện (Bản thân từ “con người” đã nói lên điều này). Nhưng bản chất của con người là hướng thiện, luôn muốn tự hoàn thiện mình, vì thế phải đấu tranh, đấu tranh để chế ngự bản thân, chế ngự phần bản năng, phần xấu trong con người mình.
+ Sống ở trên đời mỗi người có một hoàn cảnh, một điều kiện, một số phận. Có những số phận may mắn, cũng có những số phận thiệt thòi… Con người muốn tồn tại, muốn sống cho ra con người thì càng phải đấu tranh để vượt lên chính mình. (Học sinh lấy dẫn chứng chứng minh).
- Vì sao bản thân mình lại là đối thủ đáng sợ nhất?
Cuộc sống là một “trường tranh đấu”, con người phải đấu tranh với những thế lực bên ngoài (thiên nhiên, các thế lực thù địch, các đối thủ…) và đấu tranh với bản thân (như đã nói trên) nhưng tính chất của hai cuộc đấu tranh này không giống nhau:
+ Khi cuộc sống đặt ai đó trong một cuộc tranh giành (tranh giành sức mạnh, tranh tài…) thì cuộc đấu ấy có đối thủ rõ ràng, có thế trận, có tương quan lực lượng bày ra trước mắt mọi người. Mỗi đối thủ trong cuộc chơi phải vận động tất cả sức lực, tài trí của mình để giành chiến thắng.
+ Còn cuộc đấu với bản thân? Nó âm thầm, lặng lẽ, một mình mình biết, một mình mình hay…Thêm nữa, trong cuộc sống, con người ta thường nghiêm khắc, xét nét người khác nhưng lại dễ dãi với bản thân, hay thỏa hiệp, khoan nhượng với mình… Vì thế dễ đi đến thất bại. (Có thể dẫn ra những câu chuyện, những ví dụ về những con người không vượt qua được chính mình, hoặc những trải nghiệm của chính bản thân).
2,0
5,0
3
Đánh giá, kết luận:
- Khẳng định tư tưởng gửi gắm trong câu chuyện là hoàn toàn đúng đắn.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
1,0
Lưu ý:
Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kĩ năng hoặc một vài khía cạnh còn chưa sâu so với đáp án.
Chỉ cho điểm tối đa từng ý khi bài viết đảm bảo được yêu cầu về nội dung và kĩ năng.
Câu 2 (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học tổng hợp các thao tác.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trong sáng và cảm xúc, sáng tạo.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung chính cần đạt
Điểm
1
Giới thiệu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, hấp dẫn.
0,5
2
Giải thích vấn đề :
- Tác phẩm văn học gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả, vì vậy nó cho thấy quan điểm, cái nhìn của tác giả đối với con người và thời đại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Hong Hanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)