Đáp án Bộ GD-LỊCH SỬ THPTQG 2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đáp án Bộ GD-LỊCH SỬ THPTQG 2015 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


KÌ THI THPT QUỐC GIA 2015

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Bản hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Môn: LỊCH SỬ

I. Yêu cầu chung
1. Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh,kiến thức vững chắc, sâu rộng; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng; không mắc các lỗi diễn đạt,...
2. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, Bộ đã đa dạng hóa đề thi. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, những định hướng giải quyết ở phần làm văn, và thang điểm chủ yếu.
3. Tổng điểm toàn bài là 20, cho lẻ đến 0,25.
II. Yêu cầu cụ thể

CÂU
 NỘI DUNG
 ĐIỂM












I



































II











































III


































IV













Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.  Là thời kì có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến 1973 và thường được gọi là thời kì phát triển “thần kì”.  Nhật Bản đã vươn lên và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới cùng với Nhật và Tây Âu. 
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1960 đến 1969 là 10,8%, từ 1970 đến 1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt 7,8%, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác. 
+ Năm 1968: kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada và vươn lên thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ. 
+ Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và Tây Âu). 
* Nguyên nhân
- Nhật rất coi trọng phát triển KH – KT và luôn đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế, áp dụng nhanh thành tựu KH – KT, hạ giá thành sản phẩm 
- Con người được coi trọng và là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò quản lí, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước 
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. 
- Chi phí quốc phòng thấp nê có điều kiện tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế 
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam để bán vũ khí. Những đơn đặt hàng ấy được coi như những ngọn gió thần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.


1. Công lao của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam. 
- Tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là công lao đầu tiên và to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc. 
- Có công lao trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam. 
- Bước đầu thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.  - Có vai trò và công lao to lớn trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam vào năm 1930. 
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên cho Đảng. Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo phù hợp xu thế phát triển của thời đại. 
2. Những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam và PTGPDT trên thế giới 
- Tháng 12 – 1920: Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 
- Từ 1921 – 1923: Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, là chủ nhiệm,kiêm chủ bút báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)