ĐÀO TẠO GV ÂM NHẠC-MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: ĐÀO TẠO GV ÂM NHẠC-MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG thuộc Nghệ thuật
Nội dung tài liệu:
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC - MỸ THUẬT
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG.
Phạm Tuy - Nguyễn Hữu Quang
(ĐH Phạm Văn Đồng- Quảng Ngãi)
I/ Vài nét khái quát:
Trường ĐH Phạm Văn Đồng đựơc thành lập tháng 10 năm 2007 trên cơ sở nâng cấp hai trường CĐSP và CĐ Cộng đồng Quảng Ngãi theo mô hình đa ngành, đa cấp, đa phương thức đào tạo với chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức theo yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác; nghiên cứu, phát triển và thực hiện các dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ; bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc; phối hợp với các trường ĐH trong nước và nước ngoài về đào tạo và nghiên cứu, trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ, v.v…góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và khu vực.
NQ của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã xác định rõ:“…Cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua văn học - nghệ thuật và các môn học khác. Xây dựng quan điểm thẩm mỹ chủ nghĩa Mác-Lênin, bồi dưỡng năng lực thưởng thức và sáng tạo văn học - nghệ thuật, tạo ra thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng và phong phú…” ( NXB Giáo dục -1979 ), các nghị quyết của Đảng cũng nêu những yêu cầu về công tác giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song song với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, hàng năm trường ĐH Phạm Văn Đồng còn tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc-mỹ thuật ở các bậc Tiểu học và THCS theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của điạ phương.
Trong thời gian gần 20 năm, từ năm 1990, để đáp ứng nhu cầu giáo dục nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thông ở bậc Tiểu học, THCS và đón đầu nhu cầu của thực tế xã hội, khoa Nhạc - Họa trường CĐSP Quảng Ngãi ( nay là trường ĐH Phạm Văn Đồng ) đã mở loại hình đào tạo giáo viên có trình độ CĐSP các ngành âm nhạc, mỹ thuật. Có thể nói đó là loại hình đạo tạo đầu tiên của miền Trung và Tây Nguyên. Từ đó đến nay, số SV Nhạc - Họa ra trường đã tỏa đi khắp nơi, đem những kiến thức, kỹ năng học được giảng dạy cho học sinh Tiểu học, THCS không riêng ở Quảng Ngãi, mà cả ở Tây Nguyên, Nam bộ.
Bên cạnh hệ CĐSP, nhà trường còn tiến hành mở các lớp THSP âm nhạc, THSP mỹ thuật nhằm cung cấp giáo viên Tiểu học chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật cho các trường Tiểu học trong tỉnh, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ âm nhạc, mỹ thuật cho GV Tiểu học và THCS nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở bậc Tiểu học và THCS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện : Trí- Đức- Thể- Mỹ.
Có thể nói việc mở, duy trì và phát triển loại hình đào tạo đặc biệt như GV âm nhạc-mỹ thuật có trình độ THSP và CĐSP trong thời gian vừa qua là một thành công lớn, là bước đi đúng hướng của nhà trường. Đó chính là sự thành công của tư duy năng động, chính xác, kịp thời của Đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường. Sản phẩm đào tạo của nhà trường đã được xã hội nghiệm thu và sử dụng có hiệu quả. .
20 năm chưa phải là dài cho việc đào tạo một ngành học, nhưng cũng đủ để đánh giá một quá trình lao động miệt mài, có trách nhiệm của tập thể giảng viên âm nhạc và mỹ thuật của nhà trường. Qua thực tiễn giáo dục nghệ thuật, nhiều thế hệ HSSV đã trưởng thành và từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình ở các hội đồng sư phạm, ở địa phương và trong đời sống âm nhạc, mỹ thuật tỉnh nhà. Điều đặc biệt quan trọng là qua quá giảng dạy, các giảng viên đã biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng vươn lên không ngừng. Đến nay, nhà trường đã có một đội ngũ giảng viên âm nhạc, mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trưởng thành về mọi mặt, đủ sức đảm đương nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành âm nhạc và mỹ thuật bậcTrung cấp và Cao đẳng.
Căn cứ vào điều kiện thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)