Đạo Hồi

Chia sẻ bởi Trần Hà | Ngày 26/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: Đạo Hồi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


TÌM HIỂU VỀ ĐẠO HỒI

NỘI DUNG
I. Sự ra đời của Hồi giáo
II.Các nhánh của Hồi giáo
- Sufi
- Sunni và Shia
III. Biểu thức đức tin của Hồi giáo
- Mộ đạo (Shahadah)
- Cầu nguyện hàng ngày (Salat)
- Ăn chay (Sawm)
- Bố thí (Zakat)
- Hành hương (Hajj)
NỘI DUNG
IV. Giáo luật hồi giáo
- Kinh Coran
- Giáo luật
- Nghi lễ
V. Văn hóa
- Kiến trúc
- Nghệ thuật
- Lịch
VI. Phân bố
- Trên thế giới
- Ở Việt Nam
Sự ra đời của đạo Hồi:

Đạo hồi, nguyên gốc từ chữ Arập là Ixlam (có nghĩa là phục tùng, tuân lệnh), là một tôn giáo thế giới. Cũng như mọi tôn giáo thế giới khác, đạo Hồi ra đời “gắn liền với những chuyển biến xã hội vĩ đại” và có khả năng truyền bá rộng rãi, không chỉ bó hẹp trong một cộng đồng dân tộc, một bộ tộc hay một khu vực. Vì thế, mặc dù là tôn giáo ra đời muộn hơn so với đạo Phật, đạo Kitô song đến nay đạo Hồi là một tôn giáo có số lượng tín đồ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, không kém gì hai tôn giáo kể trên.
Sự ra đời của đạo Hồi:

Hồi giáo ra đời vào thế kỷ VII sau công nguyên ở khu vực bán đảo Arập.
Sự ra đời của Hồi giáo gắn với vai trò của Môhamét (570-631), có thể coi Môhamét là người sáng lập ra Hồi giáo.
Sự ra đời của đạo Hồi:
Tương truyền năm 610 ông một mình vào hang núi ở ngoại thành Mécca để tu luyện và đã được thánh Allah cử thiên sứ truyền đạt thần dụ và khải thị cho ông về kinh Coran, và ông đã trở thành “Thánh thụ mệnh”. Sau khi thành “Thánh thụ mệnh”, ông đi truyền bá Hồi giáo.
Năm 622 được coi là năm đầu tiên của Hồi giáo.
Năm 623, Môhamét qua đời, do không để lại di chúc và không có con nối dõi, nên trong thượng tầng xã hội của Hồi giáo diễn ra cuộc tranh giành quyết liệt quyền lãnh đạo Hồi giáo. Sự tranh giành quyền lực này dẫn tới sự phân hoá trong lãnh đạo Hồi giáo.
CÁC NHÁNH CỦA HỒI GIÁO
Sunni và Shia
Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu nâu đỏ; hệ phái Sunni màu lục
Sự chia tách bắt nguồn từ một cuộc xung đột liên quan đến việc ai sẽ là người lãnh đạo đạo Hồi ngay sau cái chết của đấng tiên tri Mohammad.
Các nhánh có sự khác biệt về học thuyết, lễ nghi, luật lệ, tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo.
Phần lớn người Hồi giáo thuộc dòng Sunni, chiếm khoảng 85-90% đạo Hồi.
BIỂU THỨC ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO
Những lời răn của Hồi giáo tạo thành tổ hợp những quy tắc ứng xử bắt buộc đối với mỗi tín đồ Hồi giáo chính thống, trước hết là trong lĩnh vực tôn giáo. Tín đồ Hồi giáo có năm nghĩa vụ cơ bản là: mộ đạo, cầu nguyện, ăn chay, bố thí và hành hương.
1.Mộ đạo (Shahadah)
Mộ đạo là nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo.
Giáo niệm:
Allah là Thiên Chúa duy nhất, và rằng Muhammad là vị tiên tri của mình.
Cá nhân chấp nhận điều này là đúng.
- Tuân thủ tất cả các cam kết của Hồi giáo trong cuộc sống.
2.Cầu nguyện hàng ngày (Salat)
Cầu nguyện là nghi lễ bắt buộc phải thực hiện năm lần mỗi ngày, chỉ có những người bệnh tật, yếu đuối và trẻ nhỏ là được giải phóng khỏi việc này. Những người không cầu nguyện năm lần một ngày là những người vô đạo.
Trước khi cầu nguyện thì bắt buộc phải nói (thành lời hay lẩm bẩm trong miệng) về chủ ý cầu nguyện của mình.
Nếu cầu nguyện diễn ra trong thánh đường, thì những người tới đó phải tiến hành thủ tục tẩy rửa tại một bể đặc biệt có chứa nước tinh khiết, được xây dựng bên cạnh thánh đường.
Năm lần cầu nguyện gồm:
Salat al-Fajr: bình minh, trước khi mặt trời mọc
Salat zuhr-al: trưa, sau khi mặt trời đi qua cao nhất.
Salat al-`asr: phần cuối của buổi chiều.
Salat al-Maghrib: ngay sau khi mặt trời lặn.
Salat al-`isha: giữa hoàng hôn và nửa đêm.
3.Ăn chay (Sawm)
Tín đồ Hồi giáo chỉ có một đợt ăn
chay chính bắt buộc, nhưng lại kéo
dài một tháng (ramađan). Trong suốt
một tháng, tất cả mọi người, chỉ trừ
có trẻ con và người bệnh, từ lúc mặt
trời lên cho đến lúc mặt trờilặn, đều
không có quyền ăn uống, vui đùa,
giải trí, hút thuốc…
Ngoài ramađan, tín đồ Hồi giáo cũng
ăn chay vào những dịp khác: nhân thề
nguyền, hạn hán, theo quy tắc đền
bù những ngày ramađan chưa tiến
hành. Không được ăn chay vào ngày
thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật (ngoài
tháng ramađan).
4.Bố thí (Zakat)

Mỗi người có tài sản đều phải chia sẻ thu nhập của mình một lần trong năm, dành một phần thu nhập với tư cách là của bố thí cho người nghèo.



- Tỉ lệ bố thí thường được tính theo phần trăm tổng thu nhập của họ: 2,5%.
- Tỷ lệ 2,5% chỉ áp dụng cho vàng, tiền bạc, và các mặt hàng thương mại. Có mức giá khác cho nông nghiệp và khai thác sản xuất, và cho động vật.
5.Hành hương (Hajj)

Đây là rường cột bắt buộc thứ năm và cuối cùng của đức tin. Luật Hồi giáo quy định rằng mỗi tín đồ Hồi giáo khoẻ mạnh một lần trong đời có thể viếng các thánh địa ở Mécca và quỳ lạy Kaaba. Vì thực hiện điều này trên thực tế là không dễ, nên hành hương (hadj) là công việc của lương tâm, danh dự đối với tín đồ Hồi giáo chính thống.

Người đang Hajj không thể:
Tham gia vào các quan hệ hôn nhân.
Cạo hoặc cắt móng tay của họ.
Sử dụng nước hoa hay dầu thơm.
Giết hay bất cứ điều gì đi liên quan tới săn bắn.
Chiến đấu hay tranh luận.
Phụ nữ không được che mặt của họ, ngay cả khi họ sẽ làm như vậy ở đất nước của họ.
Đàn ông không thể mặc quần áo với khâu.
Tắm được cho phép nhưng xà phòng thơm được tán thành.
Các Hajj hoặc khách hành hương mặc quần áo đơn giản màu trắng được gọi là Ihram.
Hajj là một cuộc hành hương thực sự - một cuộc hành trình, với các nghi lễ và nghi thức phải được thực hiện trên đường đi.



Kinh Coran
Kinh Coran là cuốn sách thánh của người Hồi giáo.
Nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic của kinh Coran là một kiệt tác phẩm thi văn.
Về phương diện tâm linh, kinh Coran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần.
Giáo luật
Theo kinh Coran, hành vi của con người được chia làm 5 loại:
a. Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire), như nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ đóng thuế…
b. Hành vi nên làm (recommandés), ví dụ thăm một người bạn bị ốm, giúp người nghèo khó v.v..
c. Hành vi làm cũng được, không làm cũng được (Indiffrerentes). Đây là các hành vi không đáng kể, không cần phải lưu ý như tham dự các trò vui, tiêu khiển có tính lành mạnh.
d. Hành vi đáng chê trách (blâmables), như sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong.
e. Hành vi cấm (interdites): giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp…
Đây được coi là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo đức.
Đám cưới:
Hôn nhân Hồi giáo thường là sự sắp xếp của cha mẹ nhưng nếu hai bên có thể từ chối nếu không thích.
Điều cơ bản cho tất cả các cuộc hôn nhân Hồi giáo: Hôn nhân phải được tuyên bố công khai. Họ không bao giờ được thực hiện trong bí mật.
Chế độ đa thê





Theo tục lệ Hồi giáo, người đàn ông có thể lấy bốn vợ với điều kiện phải cư xử với các bà vợ bình đẳng như nhau.
Người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn

Kinh Coran cấm người theo đạo Hồi ăn thịt lợn.
Lợn là động vật ăn tạp, người Hồi giáo cho rằng, nếu ăn thịt lợn, linh hồn con người có thể bị nhiễm bẩn nên khi chết không thể lên thiên đường được.

Người phụ nữ che mạng hoặc quàng khăn qua đầu
Họ tên của người theo đạo Hồi
(thườnglà ở các nước Arập) thường có
tên bố và tên ông nội.
Một tục lệ khá phổ biến của người
Hồi giáo là cắt bao quy đầu cho các
bé trai từ hai đến năm tuổi. Cắt bao
quy đầu là giáo luật đối với các nam
tín đồ Hồi giáo và sự kiện này được ăn
mừng như một ngày lễ.
Phong tục tang lễ
Phong tục tang lễ của người Hồi giáo khá đặc biệt so với các tôn giáo khác.
Người chết phải được chôn trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi chết, nhưng không được chôn vào ban đêm.
Người chết được mai táng trong tấm vải lượm đó mà không cần bất cứ một quan tài nào.
Chân người chết phải hướng về thánh địa Mecca hoặc chôn nằm nghiêng về bên phải, mặt quay về hướng Mecca.
Văn hóa Hồi giáo
Kiến trúc
Kiến trúc là một trong những hình thức nghệ thuật lớn nhất của Hồi giáo.
Trang trí được dành riêng cho bên trong. Hầu hết các bộ phận bên ngoài được trang trí sẽ là lối vào và mái vòm.
Nghệ thuật
Nghệ thuật Hồi giáo thường được sôi động và khác biệt.







Sự nhấn mạnh trong nghệ thuật Hồi giáo là trên trang trí hơn là nghệ thuật vị nghệ thuật.


Lịch
Lịch Hồi giáo được tính theo chu kì mặt
trăng.Lịch Hồi giáo là một loại âm lịch được
sử dụng để xác định ngày tháng các sự
kiện kỷ niệm các ngày lễ linh thiêng của
đạo Hồi.
Lịch này có 12 tháng âm lịch trong mỗi năm với khoảng 354 ngày.
Trong 12 tháng, tháng thứ 9: tháng Ramadan là tháng có ý nghĩa nhất.
Phân bố trên thế giới
Tỉ lệ số dân các nước theo đạo Hồi
Hiện nay trên thế giới có trên một tỉ tín đồ
đạo Hồi. Tập trung đông nhất ở Tây
Nam Á và Bắc Phi (35,3% tổng số tín đồ),
Nam Á (29,7%), Đông Phi (15,6%), một
vài nước Đông Nam Á (16,6%) …
Phân bố tại Việt Nam
Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ XII-XIII do thương nhân người Malaixia thông qua con đường buôn bán.
Tại Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.075%), khoảng 63 nghìn tín đồ.
Tín đồ Hồi giáo tập trung ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bài tiểu luận tìm hiểu về đạo Hồi kết thúc tại
đây, trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu
sót. Mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)