đạo hoà hảo

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngô Duy Phúc | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: đạo hoà hảo thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN NGUYÊN LÍ
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÁC TÔN GIÁO
Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia.Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.
Giới thiệu khái quát
VÀI NÉT VỀ
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ. Thuở nhỏ, ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện. Ông có tiếng thông minh, có năng khiếu thơ văn, nhưng vì luôn đau ốm nên không thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Sau đó, ông đi lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) sáng lập
Phật thầy Đoàn Minh Huyên
chùa bửu sơn kỳ hương
Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri"
Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.
HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Đầu thế kỷ XX,đất nước bị 2 thế lực Pháp-Nhật xâm chiếm.Đạo Phật lúc bấy giờ đứng trước nguy bị ảnh hưởng bởi văn hóa và tôn giáo phương Tây
Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo là do sự tác động của phong trào chấn hưng Phật giáo là ảnh hưởng cùa Bửu Sơn Kỳ Hương

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi.
- Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: “đạo Hòa Hảo” hay “Phật giáo Hòa Hảo”. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ.

Sự thành lập đạo
An Hòa Tự Tổ đình của Phật Giáo Hòa Hảo tại thị trấn Phù Mỹ,
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
NỘI DUNG TÔN GIÁO
Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, nội dung giáo lý gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân":
Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
ÂN TỔ-TIÊN CHA MẸ: Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận biết ơn tổ-tiên nữa.
TỨ ÂN
ÂN ĐẤT-NƯỚC: Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng phải nhờ đất nước, quê-hương. Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy bổn-phận phải bảo vệ đất-nước khi bi kể xâm-lăng giày đạp. Rán nâng-đỡ xứ sở quê-hương, lúc nghiêng-nghèo, và làm cho trở nên được cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ-cõi vững-lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giầu mình ta mới ấm
TỨ ÂN
ÂN TAM-BẢO: Tam-Bảo là Phật, Pháp, Tăng..Phật là người sáng lập ra giáo pháp cứu chúng sanh khõi trầm luân khổ ải và truyền lại cho chư tăng
TỨ ÂN
ÂN ĐỒNG-BÀO VÀ NHÂN-LOẠI Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòi-giống rồng tiên, cùng có những trang lịch-sử vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy- biến, cùng chung phận-sự đào-tạo một tương-lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang-sơn đất nước. Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng-bào, hay có đồng-bào mà không có ta. Thế nên ta phải ráng giúp đỡ họ hầu đền đáp cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
TỨ ÂN



NỘI DUNG TÔN GIÁO
Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 6 tập:
Sấm khuyên người đi tu niệm
Kệ của người Khùng
Sám giảng
Giác mê tâm kệ
Khuyến thiện
Tôn - chỉ hành đạo
Tôn – Chỉ hành đạo
Ra đời năm 1939 nhưng qua đến năm 1940 số tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo có đến vài trăm ngàn người
Lực lượng vũ trang riêng của Phật giáo Hòa Hảo được thành lập lấy tên là bộ đội Nguyễn Trung Trực với một lực lượng gồm 7 chi đội vũ trang với khoảng 20.000 binh sĩ và 300.000 đội viên bảo an quân. Năm 1947, sau khi Huỳnh Phú Sổ chết, lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia rẽ, mỗi nhóm cát cứ một vùng.
Đến năm 1954, tổng số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khoảng trên 1 triệu người
Đến năm 1975 tổng số tín đồ có khoảng hơn 2 triệu người.
Quá Trình Phát Triển
LỄ NGHI
Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa.
Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém.
Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè.
Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác.
Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó để giúp đỡ những người thực sự cần đến.
LỄ NGHI
- Đạo Hòa Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời, không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc.
- Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo hiện nay là tấm vải có màu nâu sẫm (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà.
Nơi Thờ Cúng
- Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm, tâm tức Phật". Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.
- Lễ vật khi thờ phụng cũng rất đơn giản chỉ có “hoa” , “nước lạnh” ,”nhang”(nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do thầy Huỳnh Phú Sổ soạn và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh tâm và cầu vãng sanh Tịnh Độ.
LỄ NGHI
NGÀY LỄ ĐẢN SINH
Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:
Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ thượng nguyên
Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
Ngày 18 tháng 5: Lễ khai đạo
Ngày Rằm tháng 7: Lễ trung nguyên
Ngày 12 tháng 8: Vía Phật thầy Tây An
Ngày Rằm tháng 10: Lễ hạ nguyên
Ngày Rằm tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
Ngày 25 tháng 11: Lễ sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo
Những đặc trưng của Phật giáo Hòa Hảo
Một nền đạo của nhân dân, gần gũi với đạo lý dân tộc (Nhân-Hiếu-Trung-Nghĩa)
Chủ trương tu hành tại gia hơn là đi lễ chùa. Tôn chỉ của Phật giáo Hòa Hảo là học Phật và tu nhân.
Đạo Hòa Hảo không xây chùa, không có tượng thờ, chỉ thờ trần điều.
Một nền đạo quy nguyên Phật pháp, với phương thức hành đạo đơn giản, không chuộng hình tướng lễ mễ, rườm rà mà cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực vào mọi phương diện của xã hội
Ưu Điểm
Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa.
Chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém.
Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè.
Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác.
Khác với đạo Phật ở đạo Hòa Hảo,việc cưới hỏi vẫn được thực hiện với những nghi thúc không cầu kỳ vì họ cho đó là những phung phí thay vì dùng tiền đó để giúp đỡ những người thực sự cần đến
Ưu Điểm
- Lễ vật khi thờ phụng cũng rất đơn giản chỉ có hoa nước lạnh và nhang
- Khi tu không cần xuống tóc (quy y) và có thể tu tại nhà.
-> là sự canh tân phương pháp hành đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm rà, mê tín dị đoan
Ưu Điểm
TÍN ĐỒ
Nhược Điểm
Người nào muốn quy-y phải có hai người bổn-đạo cũ,có đức-hạnh tiến-cử và bảo-lãnh
Đạo Hòa Hảo thường phát triển ở những vùng xa trung tâm thành phố nên dễ bị xách nhiễu, bưng bít thông tin vì thế tạo cơ hội cho những phần tử phản động mạo nhận là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo làm chuyện phi pháp.                        
Hiện nay, tín đồ có mặt ở 24 tỉnh, thành phố nhưng tập trung đông tại các tỉnh, thành phố Tây Nam bộ,các tỉnh khác tuy có nhưng số lượng ít.
. Về tổ chức, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo có tổ chức 2 cấp: cấp toàn đạo có tên gọi là Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo; cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở.
Tình hình Đạo Phật giáo Hoà Hảo hiện nay
Theo thống kê của Vụ Các tôn giáo khác - Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay Phật giáo Hoà Hảo có gần 1,3 triệu tín đồ.
Tình hình Đạo Phật giáo Hoà Hảo hiện nay
 Ngoài ra, để phổ truyền giáo lý của đạo, Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo đã mở nhiều lớp đào tạo giáo lý viên cho những người làm nhiệm vụ truyền giảng đạo cho tín đồ. Mở được hàng chục lớp cho tín đồ học tập về giáo lý của đạo, tìm hiểu về chủ trương, chính sách pháp luật về tôn giáo.
Tình hình Đạo Phật giáo Hoà Hảo hiện nay
Đóng góp vào công ích xã hội,chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là xây dựng chùa chiền,họ cho đó là tốn kém
Đóng góp tích cực trên 40 tỷ đồng cho xã hội,từ thiện,góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Ngay khi mới ra đời, người truyền giảng đạo đồng thời là người thầy thuốc trị bệnh cứu người. Duy trì truyền thống đó, ngày nay đạo tổ chức khám chữa bệnh Nam Đông y, cấp thuốc, châm cứu, hỗ trợ bệnh nhân nghèo như hỗ trợ kinh phí cho hàng trăm bệnh nhân đi mổ mắt, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho gia đình nghèo có người qua đời với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm
Những đóng góp của đạo
THANK YOU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngô Duy Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)