Đạo đức tư tưởng HCM

Chia sẻ bởi Nguỹen Ngọc Anh | Ngày 21/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đạo đức tư tưởng HCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỘT
Thân thế sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
I. Thời niên thiếu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1911)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung , sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.
Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
Làng Trù - quê ngoại Bác
Làng Sen - quê nội Bác
Làng Trù - quê ngoại Bác
Làng Trù - quê ngoại Bác
Làng Sen - quê nội Bác
Làng Trù - quê ngoại Bác
Làng Sen - quê nội Bác
Gia đình Bác Hồ: Thân phụ: Cụ Nguyễn Sinh Sắc - Thân mẫu: bà Hoàng Thị Loan - Chị gái Nguyễn Thị Thanh - Anh trai Nguyễn Sinh Khiêm
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi. Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn.
Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em. Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
Tất cả những nỗi đau mà Người đã tận mắt chứng kiến
( dấu ấn gia đình, hoàn cảnh xã hội) đã nêu trên là cơ sở, nguồn gốc hình thành nên nhân cách Hồ Chí Mính sau này,đó là lòng yêu thương con người.
Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp- Việt Đông Ba. Tháng 9-1907, Người vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5-1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà Người được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước. Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh.
Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Người rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
II. Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài (1911-1941)
1. Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-Nin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam ( 1911 - 1919).
Ngày 5/ 6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Người lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn của đô đốc Latouche-Treville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ của các nước phương Tây, sau đó Người đi qua nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng.
Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –Lê- nin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
.

.

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của chủ nghĩa Mác-Lê-Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa ( 1920 - 1924 ).
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của Người,bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng Sản.
Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ
- Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản.
Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ v của Quốc tế cộng sản và được cử làm
Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước
Đông - Nam Á.
- Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội
Quốc Tế Cộng Sản lần V
 3. Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ( 1924 - 1930).
Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc.Người tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và cải tổ tổ chức tâm Tâm xã để thành lập ra một tổ chức cách mạng mới là hội Việt Nam cách mạng thanh niên tháng 6/1925, mà hạt nhân là Cộng Sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Tờ báo Thanh niên năm 1925
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại
Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Tháng 3/1930, Người trở lại Xiêm La trong 1 thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
4. Những năm từ 1931-1941.
Năm 1931, dưới tên tác giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyên Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank- Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28/12/1932. Người đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Năm 1938, Người trở lại Trung Quốc.Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồng Quang,Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm,sau đó đi Quý Dương,Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông năm 1938.
III. Thời kỳ trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng (1941-1969)
1. Chủ Tịch Hồ Chí Minh người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 1941 - 1945 ).
Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về nước triệu tập hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng,quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập mặt trận thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh(Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong thời gian này Bác sống và làm việc trong hang Pác Pó thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
Hang Pác Pó - Hà Quảng - Cao Bằng
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Ngày 24 tháng 5 năm 1945 Bác Hồ từ Cao Bằng về đến Tân Trào để chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước
Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương)
trong thời kỳ kháng chiến
Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, người cùngTrung ương Đảng triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm Chủ Tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân ngày 16.8.1945
Ngày 17 tháng 8, ngay sau Đại hội Quốc dân, Bác Hồ ra lời kêu gọi, đồng bào cả nước tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do.
Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.
Ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
2.Chủ Tịch Hồ Chí Minh người tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954 ) Trong những ngày đầu cách mạng,nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách và bị bao vây bốn phía.Nạn đói do phát xít Nhật-Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam,Tháng 9/1945 thực dân Pháp câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa với âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn  quân, toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
Quân Anh đến Sài Gòn,
tháng 9 năm 1945
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam và Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
 "Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước."

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh  (19 - 12 -1946 )
Sau đó Người trở lại Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 9 năm, trường kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: như chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), chiến dịch Biên giới Thu - Đông (1950), chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang Trung (cuối năm 1950 đến giữa năm 1951), chiến dịch hòa bình Đông - Xuân (1951-1952), chiến dịch
Tây Bắc Thu- Đông (năm 1952), chiến dịch thượng Lào Xuân - Hè (năm 1953).
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên



 

 




đến việc ra các quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều hết sức giản dị, đơn sơ
Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới (năm 1950)
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,.. Thời cơ đã đến, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh ... đã họp bàn và ra quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.


  Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,.. Thời cơ đã đến, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh ... đã họp bàn và ra quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
  Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ bị Quân đội Nhân dân Việt Nam  đập tan. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả hợp thành của một loạt nhân tố dân tộc và thời đại, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.
 Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ. Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-nevơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết.
3. Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ giải phóng đất nước.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Bác Hồ thăm bà con các dân tộc xã Hùng Sơn (Đại Từ - Thái Nguyên) nhân vụ mùa năm 1954.
Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27.6.1955
Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27.6.1955
Bác Hồ thăm bà con các dân tộc xã Hùng Sơn (Đại Từ - Thái Nguyên) nhân vụ mùa năm 1954.
Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27.6.1955
Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh, CHND Trung Hoa, ngày 27.6.1955


Tháng 9/1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã diễn ra. Đại hội đã thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và Trung ương Đảng, quân và dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ 1961, Bác dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào, động viên sản xuất. Công tác, trọng trách Bác giao cho Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Đảng chủ trương thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam.
Giữa những ngày diễn ra cuộc chiến đấu của quân và dân ta đang diễn ra ác liệt ở khắp Miền Nam,chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đang ngày một leo thang ác liệt năm 1965. Ngày17/07/1966 Bác Hồ đã ra lời kêu goi chống Mỹ cứu nước:
 “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Vào hồi 9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Bác trút hơi thở cuối cùng vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức ngày 21 tháng 7 âm lịch, hưởng thọ 79 tuổi. Cả dân tộc cùng khóc Bác: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa.Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"
Bác ra đi là một tổn thất vô cùng lớn lao cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Trước khi qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam bản di chúc lịch sử. Người viết :
"… Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Lời di chúc của Bác đã trở thành hiện thực. Ngày 30/4/1975, cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng miền Nam của quân đội ta đã toàn thắng, hoàn thành sự nghiệp thống nhầt nước nhà.
Cuộc đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất,một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc,đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì tổ quốc,vì nhân dân,vì lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa,vì độc lập của các dân tộc. Với những cống hiến của Người, năm 1987, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ ( UNESCO) đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Ảnh chụp Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Quảng Trường Ba Đình Hà Nội
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lởn của Đảng và nhân dân ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua nội dung các em đã được tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phần một với 3 mốc thời gian lịch sử gắn liền với 3 độ tuổi khác nhau (từ khi sinh ra đến 21 tuổi, hình thành chủ nghĩa yêu nước; từ 21 tuổi đến 51 tuổi, 30 năm đi tìm đường cứu nước; từ 51 tuổi đến79 tuổi,lãnh đạo cách mạng Việt nam giành độc lập dân tộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ). Chủ Tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và nhân loại. Đó là
- Lòng yêu nước.
- Tình yêu thương con người.
- Tinh thần quốc tế trong sáng.
- Tấm gương mẫu mực về cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Phần thứ nhất tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ sẽ khép lại tại đây. Để tìm hiểu và hoc tập tấm gương sáng ngời và những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ, từ đó vận dụng vào cuộc sống học tập, lao động và tu dưỡng đạo đức của bản thân chúng ta sẽ tiếp tục bước sang phần thứ hai: Trả lời câu hỏi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguỹen Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)