Đánh giá trong dạy học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Dũng |
Ngày 29/04/2019 |
174
Chia sẻ tài liệu: Đánh giá trong dạy học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KiỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC:
Các loại hình đánh giá
Nhóm biên soạn:
trường ĐHSPHN
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau:
- Đánh giá tổng kết (Summative Assessment) và đánh giá quá trình (Formative Assessment).
- Đánh giá sơ khởi (Placement Assessment) và đánh giá chẩn đoán (Dignostic Assessment).
- Đánh giá cá nhân (Individual Assessment) và đánh giá cơ sở giáo dục (Institutional Assessment).
- Đánh giá khách quan (Objective Assessment) và đánh giá chủ quan (Subjective Assessment).
Các loại hình đánh giá
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau:
- Đánh giá chính thức (formal Assessment) và đánh giá không chính thức (informal Assessment).
- Đánh giá trong (internal) và đánh giá ngoài (external).
- Đánh giá dựa theo tiêu chí (Criterion- referenced assessment) và đánh gía dựa theo chuẩn (Norm- referenced assessment).
- Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment), đánh giá dựa vào nhà trường (school- based assessment) và đánh giá trên diện rộng (broad assessment).
- Đánh giá xác thực (Authentic Assessment)
- Đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment).
Các loại hình đánh giá (2)
Loại hình đánh giá phi truyền thống: Đánh giá xác thực hoạt động học tập của người học
Đánh giá xác thực là gì???
Là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler).
Là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm, trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề thực trong đời cuộc sống (Grant Viggins).
Đánh giá xác thực là gì???
Đánh giá xác thực là loại hình đánh giá trực tiếp khả năng thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn, bao gồm mọi hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá được thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế.
Những đặc trưng của Đánh giá xác thực
- -
Yêu cầu HS phải kiến tạo 1 sản phẩm
Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình
Trình bày 1 vấn đề thực – trong thế giới thực
Cho phép HS bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế
Cho phép HS bộc lộ quá trình học tập và tư duy thông qua thực hiện bài thi
Đặc điểm đánh giá xác thực
Đánh giá xác thực nhằm đánh giá khả năng của người học trong “ngữ cảnh thực”. Trong đó đòi hỏi người học vận dụng các kỹ năng học được để thực hiện một nhiệm vụ của thực tiễn, hoặc thực hiện một dự án nào đó, hoặc tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một kỹ năng (VD: thu thập và xử lý phân tích thông tin).
Đánh giá xác thực không chỉ quan tâm đến sản phẩm học tập mà quan tâm đến cả quá trình làm ra sản phẩm đó. VD: khi đánh giá dự án tạp chí, thì hồ sơ các mẫu văn bản có thể được sử dụng để vẽ biểu đồ về sự phát triển kĩ năng viết bài báo của từng hs từ khi bắt đầu bản nháp bài viết cho đến bản biên tập cuối cùng. Khi đánh giá một dự án bán hàng, bên cạnh báo cáo kết quả bán hàng, cần quan sát sự phát triển các kĩ năng bán hàng của từng hs qua video…
Các hình thức của đánh giá xác thực
Sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học. Những sản phẩm rất đa dạng: bài luận, bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng hình ghi lại các hoạt động, danh mục sách tham khảo, đánh giá của bạn học, tự đánh giá của bản thân,…
Dự án học tập: thông qua các dự án thực hiện trong vài giờ hoặc một, hai tuần, GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án, đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày,…
Các hình thức của đánh giá xác thực (2)
Trình diễn: HS khảo sát... thu thập thông tin; viết bài luận để trình diễn; trình bày bằng lời trước những người quan tâm; và khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong trình diễn.
Thực hiện (nhiệm vụ): Học sinh tiến hành thí nghiệm, đi khảo sát và viết báo cáo về kết quả chuyến khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi thư từ với các chuyên gia và viết các bài luận từ kết quả nghiên cứu; ghi lại tiến trình phát triển của một thực thể sống nhỏ; tổ chức một hoạt động (xemina, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo, …).
Sự khác biệt & Khả năng kết hợp
ĐG truyền thống và ĐG xác thực
Đánh giá
truyền thống
Đánh giá
xác thực
Lựa chọn/viết câu trả lời
Mô phỏng
Tái hiện / tái nhận
Do giảng viên làm
Minh chứng gián tiếp
Trình diễn hoàn thành 1 nhiệm vụ
Trong đời sống thực
Kiến tạo / vận dụng
Do sinh viên làm
Minh chứng trực tiếp
ĐG thực và ĐG truyền thống
- loại trừ hay bổ sung???
Mục tiêu (chương trình, môn học, bài học) có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau (nhận thức, tình cảm, kĩ năng, năng lực v.v.), không phải mục tiêu nào cũng yêu cầu sinh viên phải trình diễn năng lực vận dụng kiến thức hay kĩ năng.
Nếu mục tiêu của bài học là nắm vững kiến thức nào đó
các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời ngắn là phù hợp.
Để đánh giá năng lực hoàn thành một công việc, trình diễn 1 kĩ năng như hoàn thành 1 sản phẩm, kết thúc 1 quá trình, giải quyết 1 vấn đề, trình bày 1 vấn đề, soạn thảo 1 báo cáo, vận hành 1 cỗ máy v.v.
đánh giá thực là lựa chọn tối ưu.
Đánh giá truyền thống
Đánh giá thực
- Giảng viên được khuyến khích dạy để sinh viên trả lời được những kiểu câu hỏi thường gặp trong các bài KT – thi.
- Thường tách rời khỏi quá trình dạy học - bài trắc nghiệm chỉ được tiến hành khi các kiến thức, kĩ năng đã được giảng dạy xong
Giảng viên được khuyến khích để dạy những gì sinh viên phải thi để họ thi tốt.
Một nhiệm vụ thực được dùng để đo lường, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên, đồng thời, được dùng như một phương tiện để sinh viên học tập .
Đánh giá đích thực khuyến khích tích hợp việc dạy - học với KT - ĐG
Xây dựng một bài KTĐG xác thực
Bước 1 – Xác định chuẩn - điều HS/SV cần và có thể thực hiện.
Bước 2 – Xây dựng nhiệm vụ - điều HS/SV phải thực hiện để chứng tỏ đã đạt chuẩn.
Bước 3 – Xác định các tiêu chí - những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bước 4 – Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí (Rubric).
Bước 1 – Xác định chuẩn
Chuẩn là lời tuyên bố về cái HS/SV cần biết và có thể làm được. Chuẩn có phạm vi hẹp hơn mục đích, dễ thay đổi hơn trong cách đánh giá.
Đối với đánh giá thực, khái niệm chuẩn là thích hợp hơn cả vì:
chuẩn là những phát biểu có thể quan sát được, đánh giá được, là điều kiện thiết yếu để xây dựng nhiệm vụ thực.
chuẩn có phạm vi bao quát một đơn vị nội dung lớn hơn bài học và có thời gian dài hơn, phù hợp hơn với việc thiết kế một bài đánh giá thực.
Một bài đánh giá thực thường được bắt đầu từ việc tập hợp các chuẩn cần đánh giá.
Xác định Chuẩn
Chuẩn nội dung là một tuyên bố miêu tả những gì sinh viên phải biết, hoặc có thể làm được trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc có thể của 2 môn học gần nhau.
“Sinh viên có thể phân biệt được các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập”
Chuẩn quá trình là một tuyên bố miêu tả những kỹ năng mà sinh viên phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập - là những kỹ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học.
“Sinh viên có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến môn học”
Chuẩn giá trị là một tuyên bố miêu tả những phẩm chất mà sinh viên cần rèn luyện trong quá trình học tập.
“Sinh viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ mang tính thách thức”
Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực
Nhiệm vụ thực là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng do chuẩn xác định và giải quyết những thách thức trong thế giới thực.
HS được yêu cầu tự kiến tạo câu trả lời của mình chứ không phải lựa chọn một câu trả lời đúng;
Nhiệm vụ đó mô phỏng lại những thách thức mà sinh viên phải đối diện trong thế giới thực.
Các kiểu nhiệm vụ của đánh giá xác thực
Câu hỏi kiến tạo: có nội dung hẹp, định hướng cách trả lời, có giới hạn về độ dài; ít nhiều cũng bộc lộ năng lực tư duy của họ.
Câu hỏi – bài luận ngắn (essay); Bài tập mô phỏng; Bản đồ khái niệm; Thuyết trình theo sơ đồ; Thực hiện các bước chuẩn bị làm một thí nghiệm; Viết một trường đoạn kịch bản…
Bài tập thực – sản phẩm: sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, và/hoặc khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó.
Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ; Báo cáo khoa học; Báo cáo về một thí nghiệm; Bài báo; Poster...
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá
việc hoàn thành nhiệm vụ
Tiêu chí là những chỉ báo/ chỉ số (mô tả những dấu hiệu đặc trưng) của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những đặc trưng của một tiêu chí tốt
Được phát biểu rõ ràng
Ngắn gọn
Quan sát được
Mô tả hành vi
Được viết để sinh viên hiểu được
Nên giới hạn số tiêu chí (5 - 10), không nên quá ít hoặc quá nhiều.
Chúng ta sẽ đánh giá hs/sv hoàn thành nhiệm vụ đó như thế nào?
BƯỚC 4: Xây dựng bản hướng dẫn thang điểm
đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Bản hướng dẫn (kèm biểu điểm) là bản cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (đồng thời là điểm số cho các tiêu chí đó ở mức đó).
Có 2 loại bản hướng dẫn (phiếu đánh giá):
Bản định tính (tổng hợp – Holistic rubric):
Cho phép đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, không đi sâu vào từng chi tiết.
Giúp giảng viên chấm bài nhanh, phù hợp với các kỳ đánh giá tổng kết.
Không cung cấp nhiều thông tin phản hồi cho giảng viên và sinh viên.
Bản định lượng (phân tích – Analytic rubric):
Chia nhiệm vụ thành những bộ phận tách rời nhau, sinh viên định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó.
Chấm bài lâu hơn vì phải phân tích đánh giá từng kỹ năng, từng đặc trưng khác nhau trong bài làm của sinh viên.
Cho phép thu thập nhiều thông tin phản hồi hơn.
5 - Cốt truyện, bối cảnh, các nhân vật được phát triển đầy đủ và được kết cấu tốt. Ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao được giải thích bằng ngôn ngữ thú vị và đầy đủ
4 – Phần lớn truyện được phát triển và kết cấu tốt như ở phần điểm 5 nêu trên. Một vài khía cạnh cần phát triển đầy đủ và thú vị hơn.
3 – Nhiều khía cạnh của truyện được phát triển và kết cấu tốt nhưng ít chi tiết hoặc không tổ chức tốt như ở mức điểm 4.
2 – Phần được phát triển tốt còn ít. Kết cấu và ngôn ngữ cần chỉnh sửa.
1 – Các phần của truyện được đề cập nông và rời rạc.
Phiếu đánh giá (tổng hợp) - cho điểm sản phẩm
là bài tập: viết truyện ngắn
VD: Phiếu đánh giá truyện ngắn (phân tích )
Ưu điểm của sử dụng
phiếu đánh giá điểm trong kiểm tra đánh giá
Cho phép kiểm tra khách quan và ổn định hơn
Xác định rõ ràng cho học sinh rằng hoạt động của họ sẽ được đánh giá như nào và cần đạt được kết quả gì
Khuyến khích nhận thức của học sinh về các tiêu chí đánh giá được dùng để đánh giá chéo
Định hướng giáo viên làm rõ các tiêu chí đánh giá ở từng phần kiến thức
Cung cấp những phản hồi giá trị hướng tới hiệu quả của việc giảng dạy
Cung cấp những điểm chuẩn để đo lường và chứng minh sự tiến bộ
1. Đánh giá xác thực có đặc điểm gì khác biệt với đánh giá truyền thống?
2. Đánh giá xác thực giúp phát triển các năng lực của HS/SV thế nào
3. Làm thế nào để sử dụng đánh giá xác thực một cách hiệu quả ở lớp học để phát triển năng lực của HS ?
4. Xây dựng một quy trình, công cụ đánh giá việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể tại lớp/trường của bạn ?
Trao đổi thảo luận
Xin cảm ơn
Các loại hình đánh giá
Nhóm biên soạn:
trường ĐHSPHN
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau:
- Đánh giá tổng kết (Summative Assessment) và đánh giá quá trình (Formative Assessment).
- Đánh giá sơ khởi (Placement Assessment) và đánh giá chẩn đoán (Dignostic Assessment).
- Đánh giá cá nhân (Individual Assessment) và đánh giá cơ sở giáo dục (Institutional Assessment).
- Đánh giá khách quan (Objective Assessment) và đánh giá chủ quan (Subjective Assessment).
Các loại hình đánh giá
Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau:
- Đánh giá chính thức (formal Assessment) và đánh giá không chính thức (informal Assessment).
- Đánh giá trong (internal) và đánh giá ngoài (external).
- Đánh giá dựa theo tiêu chí (Criterion- referenced assessment) và đánh gía dựa theo chuẩn (Norm- referenced assessment).
- Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment), đánh giá dựa vào nhà trường (school- based assessment) và đánh giá trên diện rộng (broad assessment).
- Đánh giá xác thực (Authentic Assessment)
- Đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment).
Các loại hình đánh giá (2)
Loại hình đánh giá phi truyền thống: Đánh giá xác thực hoạt động học tập của người học
Đánh giá xác thực là gì???
Là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler).
Là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm, trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề thực trong đời cuộc sống (Grant Viggins).
Đánh giá xác thực là gì???
Đánh giá xác thực là loại hình đánh giá trực tiếp khả năng thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn, bao gồm mọi hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá được thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế.
Những đặc trưng của Đánh giá xác thực
- -
Yêu cầu HS phải kiến tạo 1 sản phẩm
Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình
Trình bày 1 vấn đề thực – trong thế giới thực
Cho phép HS bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế
Cho phép HS bộc lộ quá trình học tập và tư duy thông qua thực hiện bài thi
Đặc điểm đánh giá xác thực
Đánh giá xác thực nhằm đánh giá khả năng của người học trong “ngữ cảnh thực”. Trong đó đòi hỏi người học vận dụng các kỹ năng học được để thực hiện một nhiệm vụ của thực tiễn, hoặc thực hiện một dự án nào đó, hoặc tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một kỹ năng (VD: thu thập và xử lý phân tích thông tin).
Đánh giá xác thực không chỉ quan tâm đến sản phẩm học tập mà quan tâm đến cả quá trình làm ra sản phẩm đó. VD: khi đánh giá dự án tạp chí, thì hồ sơ các mẫu văn bản có thể được sử dụng để vẽ biểu đồ về sự phát triển kĩ năng viết bài báo của từng hs từ khi bắt đầu bản nháp bài viết cho đến bản biên tập cuối cùng. Khi đánh giá một dự án bán hàng, bên cạnh báo cáo kết quả bán hàng, cần quan sát sự phát triển các kĩ năng bán hàng của từng hs qua video…
Các hình thức của đánh giá xác thực
Sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức đã học. Những sản phẩm rất đa dạng: bài luận, bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng hình ghi lại các hoạt động, danh mục sách tham khảo, đánh giá của bạn học, tự đánh giá của bản thân,…
Dự án học tập: thông qua các dự án thực hiện trong vài giờ hoặc một, hai tuần, GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án, đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày,…
Các hình thức của đánh giá xác thực (2)
Trình diễn: HS khảo sát... thu thập thông tin; viết bài luận để trình diễn; trình bày bằng lời trước những người quan tâm; và khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong trình diễn.
Thực hiện (nhiệm vụ): Học sinh tiến hành thí nghiệm, đi khảo sát và viết báo cáo về kết quả chuyến khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi thư từ với các chuyên gia và viết các bài luận từ kết quả nghiên cứu; ghi lại tiến trình phát triển của một thực thể sống nhỏ; tổ chức một hoạt động (xemina, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo, …).
Sự khác biệt & Khả năng kết hợp
ĐG truyền thống và ĐG xác thực
Đánh giá
truyền thống
Đánh giá
xác thực
Lựa chọn/viết câu trả lời
Mô phỏng
Tái hiện / tái nhận
Do giảng viên làm
Minh chứng gián tiếp
Trình diễn hoàn thành 1 nhiệm vụ
Trong đời sống thực
Kiến tạo / vận dụng
Do sinh viên làm
Minh chứng trực tiếp
ĐG thực và ĐG truyền thống
- loại trừ hay bổ sung???
Mục tiêu (chương trình, môn học, bài học) có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau (nhận thức, tình cảm, kĩ năng, năng lực v.v.), không phải mục tiêu nào cũng yêu cầu sinh viên phải trình diễn năng lực vận dụng kiến thức hay kĩ năng.
Nếu mục tiêu của bài học là nắm vững kiến thức nào đó
các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời ngắn là phù hợp.
Để đánh giá năng lực hoàn thành một công việc, trình diễn 1 kĩ năng như hoàn thành 1 sản phẩm, kết thúc 1 quá trình, giải quyết 1 vấn đề, trình bày 1 vấn đề, soạn thảo 1 báo cáo, vận hành 1 cỗ máy v.v.
đánh giá thực là lựa chọn tối ưu.
Đánh giá truyền thống
Đánh giá thực
- Giảng viên được khuyến khích dạy để sinh viên trả lời được những kiểu câu hỏi thường gặp trong các bài KT – thi.
- Thường tách rời khỏi quá trình dạy học - bài trắc nghiệm chỉ được tiến hành khi các kiến thức, kĩ năng đã được giảng dạy xong
Giảng viên được khuyến khích để dạy những gì sinh viên phải thi để họ thi tốt.
Một nhiệm vụ thực được dùng để đo lường, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên, đồng thời, được dùng như một phương tiện để sinh viên học tập .
Đánh giá đích thực khuyến khích tích hợp việc dạy - học với KT - ĐG
Xây dựng một bài KTĐG xác thực
Bước 1 – Xác định chuẩn - điều HS/SV cần và có thể thực hiện.
Bước 2 – Xây dựng nhiệm vụ - điều HS/SV phải thực hiện để chứng tỏ đã đạt chuẩn.
Bước 3 – Xác định các tiêu chí - những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bước 4 – Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí (Rubric).
Bước 1 – Xác định chuẩn
Chuẩn là lời tuyên bố về cái HS/SV cần biết và có thể làm được. Chuẩn có phạm vi hẹp hơn mục đích, dễ thay đổi hơn trong cách đánh giá.
Đối với đánh giá thực, khái niệm chuẩn là thích hợp hơn cả vì:
chuẩn là những phát biểu có thể quan sát được, đánh giá được, là điều kiện thiết yếu để xây dựng nhiệm vụ thực.
chuẩn có phạm vi bao quát một đơn vị nội dung lớn hơn bài học và có thời gian dài hơn, phù hợp hơn với việc thiết kế một bài đánh giá thực.
Một bài đánh giá thực thường được bắt đầu từ việc tập hợp các chuẩn cần đánh giá.
Xác định Chuẩn
Chuẩn nội dung là một tuyên bố miêu tả những gì sinh viên phải biết, hoặc có thể làm được trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc có thể của 2 môn học gần nhau.
“Sinh viên có thể phân biệt được các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập”
Chuẩn quá trình là một tuyên bố miêu tả những kỹ năng mà sinh viên phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập - là những kỹ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học.
“Sinh viên có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến môn học”
Chuẩn giá trị là một tuyên bố miêu tả những phẩm chất mà sinh viên cần rèn luyện trong quá trình học tập.
“Sinh viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ mang tính thách thức”
Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực
Nhiệm vụ thực là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng do chuẩn xác định và giải quyết những thách thức trong thế giới thực.
HS được yêu cầu tự kiến tạo câu trả lời của mình chứ không phải lựa chọn một câu trả lời đúng;
Nhiệm vụ đó mô phỏng lại những thách thức mà sinh viên phải đối diện trong thế giới thực.
Các kiểu nhiệm vụ của đánh giá xác thực
Câu hỏi kiến tạo: có nội dung hẹp, định hướng cách trả lời, có giới hạn về độ dài; ít nhiều cũng bộc lộ năng lực tư duy của họ.
Câu hỏi – bài luận ngắn (essay); Bài tập mô phỏng; Bản đồ khái niệm; Thuyết trình theo sơ đồ; Thực hiện các bước chuẩn bị làm một thí nghiệm; Viết một trường đoạn kịch bản…
Bài tập thực – sản phẩm: sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, và/hoặc khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó.
Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ; Báo cáo khoa học; Báo cáo về một thí nghiệm; Bài báo; Poster...
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá
việc hoàn thành nhiệm vụ
Tiêu chí là những chỉ báo/ chỉ số (mô tả những dấu hiệu đặc trưng) của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những đặc trưng của một tiêu chí tốt
Được phát biểu rõ ràng
Ngắn gọn
Quan sát được
Mô tả hành vi
Được viết để sinh viên hiểu được
Nên giới hạn số tiêu chí (5 - 10), không nên quá ít hoặc quá nhiều.
Chúng ta sẽ đánh giá hs/sv hoàn thành nhiệm vụ đó như thế nào?
BƯỚC 4: Xây dựng bản hướng dẫn thang điểm
đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Bản hướng dẫn (kèm biểu điểm) là bản cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (đồng thời là điểm số cho các tiêu chí đó ở mức đó).
Có 2 loại bản hướng dẫn (phiếu đánh giá):
Bản định tính (tổng hợp – Holistic rubric):
Cho phép đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, không đi sâu vào từng chi tiết.
Giúp giảng viên chấm bài nhanh, phù hợp với các kỳ đánh giá tổng kết.
Không cung cấp nhiều thông tin phản hồi cho giảng viên và sinh viên.
Bản định lượng (phân tích – Analytic rubric):
Chia nhiệm vụ thành những bộ phận tách rời nhau, sinh viên định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó.
Chấm bài lâu hơn vì phải phân tích đánh giá từng kỹ năng, từng đặc trưng khác nhau trong bài làm của sinh viên.
Cho phép thu thập nhiều thông tin phản hồi hơn.
5 - Cốt truyện, bối cảnh, các nhân vật được phát triển đầy đủ và được kết cấu tốt. Ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao được giải thích bằng ngôn ngữ thú vị và đầy đủ
4 – Phần lớn truyện được phát triển và kết cấu tốt như ở phần điểm 5 nêu trên. Một vài khía cạnh cần phát triển đầy đủ và thú vị hơn.
3 – Nhiều khía cạnh của truyện được phát triển và kết cấu tốt nhưng ít chi tiết hoặc không tổ chức tốt như ở mức điểm 4.
2 – Phần được phát triển tốt còn ít. Kết cấu và ngôn ngữ cần chỉnh sửa.
1 – Các phần của truyện được đề cập nông và rời rạc.
Phiếu đánh giá (tổng hợp) - cho điểm sản phẩm
là bài tập: viết truyện ngắn
VD: Phiếu đánh giá truyện ngắn (phân tích )
Ưu điểm của sử dụng
phiếu đánh giá điểm trong kiểm tra đánh giá
Cho phép kiểm tra khách quan và ổn định hơn
Xác định rõ ràng cho học sinh rằng hoạt động của họ sẽ được đánh giá như nào và cần đạt được kết quả gì
Khuyến khích nhận thức của học sinh về các tiêu chí đánh giá được dùng để đánh giá chéo
Định hướng giáo viên làm rõ các tiêu chí đánh giá ở từng phần kiến thức
Cung cấp những phản hồi giá trị hướng tới hiệu quả của việc giảng dạy
Cung cấp những điểm chuẩn để đo lường và chứng minh sự tiến bộ
1. Đánh giá xác thực có đặc điểm gì khác biệt với đánh giá truyền thống?
2. Đánh giá xác thực giúp phát triển các năng lực của HS/SV thế nào
3. Làm thế nào để sử dụng đánh giá xác thực một cách hiệu quả ở lớp học để phát triển năng lực của HS ?
4. Xây dựng một quy trình, công cụ đánh giá việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể tại lớp/trường của bạn ?
Trao đổi thảo luận
Xin cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)