đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ MN

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thúy Tiếp | Ngày 03/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ MN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THEO DÕI THỂ LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE CHO TRẺ MẦM NON
Nội dung báo cáo
Khái niệm về sức khỏe và
các mặt biểu hiện của sức khỏe
Trước đây sức khỏe thường được hiểu là tình trạng không mắc bệnh hoặc thương tật. Hiện nay theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì sức khỏe được hiểu như sau: Sức khỏe là trạng thái thoải mái về mặt thể chất , tâm thần và xã hội biểu hiện không chỉ là việc không mắc bệnh hoặc thương tật.

Như vậy có thể hiểu khái niệm sức khỏe có 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội, cả 3 mặt trên đây của sức khỏe làm thành một thể thống nhất, tác động qua lại với nhau và cùng quan trọng như nhau



Sức khỏe
1.Thể chất
2.Tinh thần
3. Xã hội


Cả ba mặt trên đây của sức khỏe là một trạng thái động.
Trạng thái này không tự nhiên mà có, chúng được hình thành trong quá trình rèn luyện thường xuyên. Đây chính là khái niệm cơ bản về sức khỏe và là cơ sở để đề ra phương hướng đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe con người cũng như trẻ của trẻ em.
4.000
THEO DÕI THỂ LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE CHO TRẺ
1.CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Sự phát triển của trẻ được thể hiện qua các chỉ số:
Chiều cao,
Cân nặng,
Vòng đầu,
Vòng ngực,
Vòng cánh tay
Trong đó 2 chỉ số chiều cao, cân nặng là 2 chỉ số cơ bản dễ theo dõi và đánh giá.
2. GIỚI THIỆU VỀ BIỂU ĐỒ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Có 2 loại biểu đồ:
Biểu đồ theo dõi cân nặng (kg) theo tuổi cho trẻ trai và trẻ gái riêng
- Biểu đồ theo dõi chiều dài nằm/ chiều cao (cm) đứng theo tuổi cho trẻ trai và trẻ gái riêng
3. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI THEO DÕI PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA TRẺ
Nên cử 1 cô chuyên trách theo dõi sức khoẻ trẻ, cân đo và ghi biểu đồ ( nếu trường không có cán bộ y tế)
- Để có thể theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và can thiệp kịp thời cần;

Cân,
đo
trẻ
định
kỳ
theo
lứa
tuổi

Đo chiều cao
của trẻ
2 lần/năm
đo ở
đầu năm
và cuối năm
Mới
Đo chiều cao
của trẻ
hàng quý
đo 3 lần/năm
Điểm khác so với trước đây




Cân và theo dõi hàng tháng những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân- béo phì. Trẻ bị ốm kéo dài, sức khoẻ giảm sút cần được kiểm tra cân nặng để đánh giá sự hồi phục sức khoẻ của trẻ
Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo ( nên đo vào thời điểm giữa tháng).
Sau mỗi lần cân, đo cần ghi chép và chấm ngay lên biểu đồ để tránh quên và nhầm lẫn, sau đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo cho gia đình
4. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
Đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trên kết quả theo dõi
biểu đồ cân nặng của trẻ
Đánh giá sự phát triển theo
chỉ số chiều cao theo tuổi
LƯU Ý
Nếu giữa 2 lần cân,đo thấy kết quả bất thường về chiều cao, cân nặng của trẻ so với lần cân, đo trước (chiều cao, cân nặng tăng / giảm quá nhanh) thì kiểm tra lại xem thao tác cân, đo đã chính xác chưa
5. PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG SUY
DINH DƯỠNG
Nhận biết: Khi thấy kết quả trên BĐTT cân nặng / chiều cao của trẻ nằm ở kênh ” dưới -2 và dưới -3” là trẻ đó bị suy dinh dưỡng vừa và nặng/ trẻ bị thấp còi độ 1 và thấp còi độ 2
Xử trí: Suy dinh dưỡng vừa: tăng cường thức ăn bổ dưỡng/ bù đắp thiếu năng lượng / tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ.
Suy dinh dưỡng nặng và rất nặng: SDD nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỉ lệ tử vong của SDD nặng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc trẻ. Vì vậy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
* Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng
Xin chân thành cảm ơn!
Chúc các Cô, các chị và các bạn đồng nghiệp
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thúy Tiếp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)