ĐÁNH GIA THỰC KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: ĐÁNH GIA THỰC KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:

Đánh giá thực kết quả học tập của người học
Đánh giá thực là gì???
Là một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler).

Là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm, trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo. Những nhiệm vụ đó có thể là sự mô phỏng lại hoặc tương tự như những vấn đề mà một công dân trưởng thành, những nhà chuyên môn phải đối diện trong cuộc sống (Grant Viggins).
ĐÁNH GIÁ THỰC
- những đặc trưng -
Yêu cầu SV phải kiến tạo 1 sản phẩm
Đo lường cả quá trình và cả sản phẩm của quá trình
Trình bày 1 vấn đề thực – trong thế giới thực
Cho phép SV bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế
Cho phép SV bộc lộ quá trình học tập và tư duy thông qua thực hiện bài thi
Sự khác biệt & Khả năng kết hợp
ĐG truyền thống và ĐG thực
Đánh giá truyền thống
Đánh giá thực
Lựa chọn/viết câu trả lời
Mô phỏng
Tái hiện / tái nhận
Do giảng viên làm
Minh chứng gián tiếp
Trình diễn hoàn thành 1 nhiệm vụ
Trong đời sống thực
Kiến tạo / vận dụng
Do sinh viên làm
Minh chứng trực tiếp
ĐG thực và ĐG truyền thống
- loại trừ hay bổ sung???
Mục tiêu (chương trình, môn học, bài học) có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau (nhận thức, tình cảm, kĩ năng, năng lực v.v.), không phải mục tiêu nào cũng yêu cầu sinh viên phải trình diễn năng lực vận dụng kiến thức hay kĩ năng.
Nếu mục tiêu của bài học là nắm vững kiến thức nào đó
 các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời ngắn là phù hợp.
Để đánh giá năng lực hoàn thành một công việc, trình diễn 1 kĩ năng như hoàn thành 1 sản phẩm, kết thúc 1 quá trình, giải quyết 1 vấn đề, trình bày 1 vấn đề, soạn thảo 1 báo cáo, vận hành 1 cỗ máy v.v.
 đánh giá thực là lựa chọn tối ưu.
Sự tác động tới việc lựa chọn phương pháp dạy học
Đánh giá truyền thống
Đánh giá thực
- Giảng viên được khuyến khích dạy để sinh viên trả lời được những kiểu câu hỏi thường gặp trong các bài KT – thi.
- Thường tách rời khỏi quá trình dạy học - bài trắc nghiệm chỉ được tiến hành khi các kiến thức, kĩ năng đã được giảng dạy xong

Giảng viên được khuyến khích để dạy những gì sinh viên phải thi để họ thi tốt.

Một nhiệm vụ thực được dùng để đo lường, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên, đồng thời, được dùng như một phương tiện để sinh viên học tập .
Đánh giá đích thực khuyến khích tích hợp việc dạy - học với KT - ĐG
Xây dựng một bài đánh giá thực
Bước 1 – Xác định chuẩn - điều sinh viên cần và có thể thực hiện.
Bước 2 – Xây dựng nhiệm vụ - điều sinh viên phải thực hiện để chứng tỏ đã đạt chuẩn.
Bước 3 – Xác định các tiêu chí - những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ.
Bước 4 – Xây dựng bảng hướng dẫn nhằm phân biệt các mức độ hoàn thành, mức độ đạt các tiêu chí (Rubric).
Bước 1 – Xác định chuẩn
Chuẩn là lời tuyên bố về cái sinh viên cần biết và có thể làm được. Chuẩn có phạm vi hẹp hơn mục đích, dễ thay đổi hơn trong cách đánh giá.
Đối với đánh giá thực, khái niệm chuẩn là thích hợp hơn cả vì:
chuẩn là những phát biểu có thể quan sát được, đánh giá được, là điều kiện thiết yếu để xây dựng nhiệm vụ thực.
chuẩn có phạm vi bao quát một đơn vị nội dung lớn hơn bài học và có thời gian dài hơn, phù hợp hơn với việc thiết kế một bài đánh giá thực.
Một bài đánh giá thực thường được bắt đầu từ việc tập hợp các chuẩn cần đánh giá.
Xác định Chuẩn
Chuẩn nội dung là một tuyên bố miêu tả những gì sinh viên phải biết, hoặc có thể làm được trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc có thể của 2 môn học gần nhau.
“Sinh viên có thể phân biệt được các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập”
Chuẩn quá trình là một tuyên bố miêu tả những kỹ năng mà sinh viên phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập - là những kỹ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học.
“Sinh viên có thể tìm được và đánh giá được những thông tin liên quan đến môn học”
Chuẩn giá trị là một tuyên bố miêu tả những phẩm chất mà sinh viên cần rèn luyện trong quá trình học tập.
“Sinh viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ mang tính thách thức”
Xác định nhiệm vụ thực
Nhiệm vụ thực là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng do chuẩn xác định và giải quyết những thách thức trong thế giới thực.
Sinh viên được yêu cầu tự kiến tạo câu trả lời của mình chứ không phải lựa chọn một câu trả lời đúng;
Nhiệm vụ đó mô phỏng lại những thách thức mà sinh viên phải đối diện trong thế giới thực.
Các kiểu nhiệm vụ thực
Câu hỏi kiến tạo: có nội dung hẹp, định hướng cách trả lời, có giới hạn về độ dài; ít nhiều cũng bộc lộ năng lực tư duy của họ.
Câu hỏi – bài luận ngắn (essay); Bài tập mô phỏng; Bản đồ khái niệm; Thuyết trình theo sơ đồ; Thực hiện các bước chuẩn bị làm một thí nghiệm; Viết một trường đoạn kịch bản.
Bài tập thực – sản phẩm: sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, và/hoặc khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó.
Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ; Báo cáo khoa học; Báo cáo về một thí nghiệm; Bài báo; Poster...
Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ
Tiêu chí là những chỉ số (những đặc trưng) của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những đặc trưng của một tiêu chí tốt
Được phát biểu rõ ràng
Ngắn gọn
Quan sát được
Mô tả hành vi
Được viết để sinh viên hiểu được
Nên giới hạn số tiêu chí ≥ 3 và ≤10.
Chúng ta sẽ đánh giá sinh viên hoàn thành nhiệm vụ đó như thế nào?
Xây dựng bản hướng dẫn (Rubric)
Bản hướng dẫn (kèm biểu điểm) là bản cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (đồng thời là điểm số cho các tiêu chí đó ở mức đó).
Có 2 loại bản hướng dẫn:
Bản định tính (tổng hợp – Holistic rubric):
Cho phép đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, không đi sâu vào từng chi tiết.
Giúp giảng viên chấm bài nhanh, phù hợp với các kỳ đánh giá tổng kết.
Không cung cấp nhiều thông tin phản hồi cho giảng viên và sinh viên.
Bản định lượng (phân tích – Analytic rubric):
Chia nhiệm vụ thành những bộ phận tách rời nhau, sinh viên định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó.
Chấm bài lâu hơn vì phải phân tích đánh giá từng kỹ năng, từng đặc trưng khác nhau trong bài làm của sinh viên.
Cho phép thu thập nhiều thông tin phản hồi hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)