Danh gia gio day cua giao vien
Chia sẻ bởi Dương Thanh Hoa |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Danh gia gio day cua giao vien thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Bài kiểm tra giữa kì QL hoạt động dạy học
Học môn này sẽ có người đóng vai làm giáo viên dạy ở trên lớp, cả lớp sẽ là học sinh của tiết học đó. Sau đó chính những người học sinh đó cũng sẽ là những người quản lý đưa ra nhận xét về tiết dạy đó. Đề bài chỉ là đánh giá tiết dạy đó thui. Đây là ví dụ bài làm về đánh giá giờ dạy của Chip, mọi người tham khảo nhé!
ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
Bộ môn: Địa lý - Lớp 8 Bài dạy: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Giáo viên: Võ Thị Thu Hải Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được thực hiện trong khuôn khổ thời gian nhất định theo quy định của kế hoạch dạy học. Trong mỗi tiết dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chất lượng mỗi tiết dạy phản ánh chất lượng dạy học của giáo viên. Tổng hợp chất lượng các tiết dạy sẽ phản ánh năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Vì thế việc đánh giá giờ dạy của giáo viên rất quan trọng, và được đánh giá ở nhiều mặt. 1.Mục tiêu bài dạy - Giáo viên đã xác định được mục tiêu của bài dạy: *Về kiến thức: + Đã giúp cho học sinh biết được sinh vật Việt Nam có giá trị rất lớn về các mặt kinh tế, du lịch, sinh thái… + Sau khi học xong, học sinh đánh giá được hiện trạng khái thác tài nguyên rừng, tài nguyên động vật ở nước ta hiện nay. + Giúp học sinh chỉ ra được các nguyên nhân và biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên động vật thoát khỏi sự phá hoại của con người. *Về kĩ năng: + Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu, hình ảnh. + Chưa làm cho học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức được trang bị vào bảo vệ tài nguyên sinh vật trong thực tiễn cuộc sống. *Về thái độ: + Giáo viên chưa hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh vào việc bảo vệ tài nguyên sinh vật. + Giáo viên đã bước đầu giúp các em nhận diện được những hành vi phá hoại tài nguyên sinh vật. Từ đó có thái độ phê phán, lên án những hành vi trái phép.Tuy nhiên giáo viên chưa giúp cho học sinh có thái độ ủng hộ, tham gia vào những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Kiến thức giáo viên dạy trên lớp về cơ bản đầy đủ, đạt được yêu cầu tối thiểu của bài dạy. Tuy nhiên vẫn chỉ dựa vào sách giáo khoa là chủ yếu, không có những vấn đề mở rộng liên hệ thực tế và các câu hỏi nâng cao cho những học sinh khá giỏi. - Bài giảng hợp logic, đảm bảo tính hệ thống, xác định được nội dung chính, cấu trúc của bài hợp lý vì được dạy sau khi học sinh đã học bài tìm hiểu về tài nguyên sinh vật Việt Nam. Tuy vậy, bài giảng còn thiếu sót về mặt số liệu do chưa được chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp. Ngoài ra trong quá trình giảng, giáo viên giảng quá nhanh nên chưa làm nổi bật trọng tâm của bài. - Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện vì bài học đề cập đến những vấn đề xã hội, nhân văn, gắn với thực tế đời sống xung quanh học sinh. 2.Phương pháp dạy học -Giáo viên dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, đưa một số hình ảnh thực tế vào bài giảng. Phương pháp giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp vấn đáp, có kết hợp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. -Giáo viên đã cố gắng vận dụng phương pháp dạy học để phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy giáo viên đặt ra quá nhiều các câu hỏi mà không đi đúng trọng tâm của bài, phân chia nhóm thảo luận không hợp lý. oKhi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chỉ chia ra 3 nhóm thảo luận, còn lại những học sinh khác ngồi tự nghiên cứu. Sau đó cũng chỉ có 3 nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên, những học sinh còn lại nhận xét. Như vậy, mô hình chung trong lớp có những học sinh phải tích cực làm việc, còn những học sinh khác thì không phải làm gì. oTất cả các nội dung trong bài giảng, giáo viên đều sử dụng phương pháp vấn đáp, làm cho học sinh trở nên nhàm chán với các câu hỏi của giáo viên. Học sinh cũng khó có khả năng tổng hợp kiến thức để ghi bài đầy
Học môn này sẽ có người đóng vai làm giáo viên dạy ở trên lớp, cả lớp sẽ là học sinh của tiết học đó. Sau đó chính những người học sinh đó cũng sẽ là những người quản lý đưa ra nhận xét về tiết dạy đó. Đề bài chỉ là đánh giá tiết dạy đó thui. Đây là ví dụ bài làm về đánh giá giờ dạy của Chip, mọi người tham khảo nhé!
ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY
Bộ môn: Địa lý - Lớp 8 Bài dạy: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Giáo viên: Võ Thị Thu Hải Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được thực hiện trong khuôn khổ thời gian nhất định theo quy định của kế hoạch dạy học. Trong mỗi tiết dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chất lượng mỗi tiết dạy phản ánh chất lượng dạy học của giáo viên. Tổng hợp chất lượng các tiết dạy sẽ phản ánh năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Vì thế việc đánh giá giờ dạy của giáo viên rất quan trọng, và được đánh giá ở nhiều mặt. 1.Mục tiêu bài dạy - Giáo viên đã xác định được mục tiêu của bài dạy: *Về kiến thức: + Đã giúp cho học sinh biết được sinh vật Việt Nam có giá trị rất lớn về các mặt kinh tế, du lịch, sinh thái… + Sau khi học xong, học sinh đánh giá được hiện trạng khái thác tài nguyên rừng, tài nguyên động vật ở nước ta hiện nay. + Giúp học sinh chỉ ra được các nguyên nhân và biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên động vật thoát khỏi sự phá hoại của con người. *Về kĩ năng: + Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu, hình ảnh. + Chưa làm cho học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức được trang bị vào bảo vệ tài nguyên sinh vật trong thực tiễn cuộc sống. *Về thái độ: + Giáo viên chưa hình thành và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh vào việc bảo vệ tài nguyên sinh vật. + Giáo viên đã bước đầu giúp các em nhận diện được những hành vi phá hoại tài nguyên sinh vật. Từ đó có thái độ phê phán, lên án những hành vi trái phép.Tuy nhiên giáo viên chưa giúp cho học sinh có thái độ ủng hộ, tham gia vào những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Kiến thức giáo viên dạy trên lớp về cơ bản đầy đủ, đạt được yêu cầu tối thiểu của bài dạy. Tuy nhiên vẫn chỉ dựa vào sách giáo khoa là chủ yếu, không có những vấn đề mở rộng liên hệ thực tế và các câu hỏi nâng cao cho những học sinh khá giỏi. - Bài giảng hợp logic, đảm bảo tính hệ thống, xác định được nội dung chính, cấu trúc của bài hợp lý vì được dạy sau khi học sinh đã học bài tìm hiểu về tài nguyên sinh vật Việt Nam. Tuy vậy, bài giảng còn thiếu sót về mặt số liệu do chưa được chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp. Ngoài ra trong quá trình giảng, giáo viên giảng quá nhanh nên chưa làm nổi bật trọng tâm của bài. - Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện vì bài học đề cập đến những vấn đề xã hội, nhân văn, gắn với thực tế đời sống xung quanh học sinh. 2.Phương pháp dạy học -Giáo viên dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, đưa một số hình ảnh thực tế vào bài giảng. Phương pháp giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp vấn đáp, có kết hợp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. -Giáo viên đã cố gắng vận dụng phương pháp dạy học để phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy giáo viên đặt ra quá nhiều các câu hỏi mà không đi đúng trọng tâm của bài, phân chia nhóm thảo luận không hợp lý. oKhi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chỉ chia ra 3 nhóm thảo luận, còn lại những học sinh khác ngồi tự nghiên cứu. Sau đó cũng chỉ có 3 nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên, những học sinh còn lại nhận xét. Như vậy, mô hình chung trong lớp có những học sinh phải tích cực làm việc, còn những học sinh khác thì không phải làm gì. oTất cả các nội dung trong bài giảng, giáo viên đều sử dụng phương pháp vấn đáp, làm cho học sinh trở nên nhàm chán với các câu hỏi của giáo viên. Học sinh cũng khó có khả năng tổng hợp kiến thức để ghi bài đầy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thanh Hoa
Dung lượng: 73,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)