Danh gia chuong trinh SGK 10,11

Chia sẻ bởi Thảo Xuân Nguyễn | Ngày 02/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Danh gia chuong trinh SGK 10,11 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đánh giá về chương trình và SGK lớp 10 - CB

(Trường THPT Hoàng Quốc Việt)
I. Chương trình:
1) Ưu điểm:
Thể hiện cụ thể mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển nền tảng kiến thức, kĩ năng chắc chắn, phù hợp với đa số đối tượng học sinh.
Cập nhật với những tiến bộ của khoa học công nghệ,
gần gũi với đời sống và thực tế phát triển của đất nước.
Đã tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung,hình thức kiểm tra
2) Hạn chế:
- Một số bài dài, kiến thức rộng : với thời gian 45` GV dạy không hết hay chỉ lướt các đề mục không rèn được kĩ năng .
- tiết 55 đại số "giá trị lượng giác" hơi dài ,khó dạy.
3) Đề xuất:
- Nên để tiết 55 thành 2 tiết: Bổ sung thêm 1 tiết lí thuyết hoặc 1 tiết bài tập và bỏ 1 tiết ôn tập chương 5 .
- Ôn tập chương 3 hình học một tiết hơi ít (cần tăng tiết)
II. Về sách giáo khoa:
1) Ưu điểm:
- Chú ý dẫn dắt đến khái niệm mới
Có nhiều câu hỏi, nhiều hoạt động tại lớp để phát huy
tính tích cực học tập của học sinh.
Số lượng bài tập vừa phải sau mỗi bài, mỗi phần
(có cả bài tập trắc nghiệm, có đáp số)
Có "Bài đọc thêm" và "Em có biết", gây hứng thú
trong học tập cho học sinh
Có ứng dụng khoa học công nghệ
(hướng dẫn sử dụng máy tính)
2) Hạn chế:
- Không thống nhất về kí hiệu giữa 2 ban:
Phương trình đường tròn: SGK nâng cao 10:
x2 + y2 + 2ax + 2by + c = 0
Phương trình đường tròn: SGK chuẩn 10 :
x2 + y2 - 2ax - 2by - c = 0
Nhiều công thức, kết quả phải công nhận . Gây khó khăn cho giáo viên trong công việc giảng dạy .
Không có bài tập liên quan góc đặc biệt
( thiếu công thức hơn kém )
3) Kiến nghị :
Nghiên cứu giải pháp để nhà trường dạy một ban .
Kí hiệu 2 bộ sách nên thống nhất ở một vài tiết .
Ví dụ : Về vẽ biểu đồ ,tần số ,tần suất : Một bên có hệ tọa độ có mũi tên một bên không có .
Số đo của cung và góc lượng giác : Ban TN có chữ Sđ còn ban CB không yêu cầu .
Đánh giá về chương trình và SGK
lớp 11 - Ban CB

(Trường THPT Hoàng Quốc Việt)
I, Đối với chương trình:
1) Ưu điểm:
+) Thể hiện được tính hiện đại, cập nhật, sát thực tiễn.
- Nội dung kiến thức, chương trình cơ bản được giảm nhẹ ,
phù hợp với trình độ phát triển của học sinh.
- Sự sắp xếp và phát triển hợp lý các mạch kiến thức của
chương trình. Đảm bảo tính hệ thống .
- Có sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành
vận dụng thực tế
- Chương trình có sự phù hợp với định hướng đổi mới
phương pháp dạy học
- Đưa vào chương 2 : Tổ hợp - Xác suất giúp học sinh
tiếp cận kiến thức mới và các bài toán thực tế .
+) Sách viết lần này chặt chẽ, có nhiều ví dụ , kểm tra bài cũ
dẫn dắt học sinh vào bài một cách tự nhiên ,khéo .
- Có nhiều ví dụ thực tế :
phần xác suất, cấp số đưa ví dụ rất thực tế cho học sinh
- Phần giới hạn sách viết lần này chặt chẽ hơn,
Ví dụ: Tìm giới hạn:
S¸ch cò chØ viÕt mét c¸ch chung :
VÝ dô: A =
S¸ch cò chØ viÕt :

C¸ch viÕt s¸ch míi ®ßi hái chÆt chÏ h¬n
+) Phần hình học :
- Đưa véc tơ vào chương III hợp lí giúp HS giải quyết
nhiều bài toán phức tạp cho kết quả nhanh .
- Hình vẽ cụ thể ,đẹp .
- Phần bài tập của mỗi bài rất hay ,sâu có nhiều câu hỏi
trắc nghiệm củng cố kiến thức .
2) Nhược điểm:
- Chương trình dài, kiến thức rộng .
- Chương trình giữa các ban chưa có sự thống nhất
về kiểm tra và kí hiệu toán (Ví dụ như chương xác suất)
- Sự chồng chéo giữa các ban TN, ban cơ bản, tự chọn
nâng cao, tự chọn bám sát ..v...v.... làm cho giáo viên
khó nhớ nổi các giáo án cần truyền tải.
3) Đề xuất hoàn thiện:
- Thống nhất nội dung toán học giữa các ban
- Ban cơ bản dù giảm tải nhưng vẫn phải có sự thống nhất
kiểm tra của hai ban.
- Nghiên cứu giải pháp giáo viên không phải dạy hai ban.
II, Đối với SGK:
1) Ưu điểm:
- SGK đã thể hiện phù hợp với mục tiêu,
yêu cầu của chương trình
- Thể hiện được tính cập nhật hiện đại của kiến thức,
chính xác hóa
- Rõ ràng ,có nhiều hình vẽ sinh động ,sát thực tế ,
minh họa tốt.
- Sách đã có những nội dung đổi mới phù hợp với
mục tiêu giáo dục: giáo dục gắn với thực tiễn,
tăng cường phát triển tư duy của học sinh.
2) Nhược điểm:
- Các bài chia quá nhiều các mục nhỏ làm mất bố cục
của bài ( Ví dụ có bài đến 3 hoạt động, VD, định lý, hệ quả )
- Kí hiệu chưa thống nhất.
Ví dụ: SGK ĐS cơ bản 11 (trang 72): P(A.B)=P(A).P(B)
SGK ĐS nâng cao 11 (trang 82): P(AB)= P(A)P(B)

3) Đề xuất:
- Nên thống nhất kí hiệu ,nội dung kiến thức giữa 2 ban.
- Chia nhỏ các phần ở mức độ vừa phải, không nên
quá nhiều đề mục.
- Kết hợp giữa cơ bản và nâng cao (những mặt mạnh)
sẽ được một bộ sách hoàn thiện .

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thảo Xuân Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)