ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN

Chia sẻ bởi Đinh Văn Quyết | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 3:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (9/1945 – 12/1946)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Vai trò của Đảng khi chuyển từ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, tay sai sang lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

1. Nhận thức:
- Hoàn cảnh khó khăn của đất nước và những chủ trương đúng đắn của Đảng trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Giúp học viên tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Quan điểm, lập trường:
B. KẾT CẤU NỘI DUNG, PHÂN CHIA THỜI GIAN, TRỌNG TÂM CỦA BÀI:
I. Tình hình đất nước sau CM 8/1945: (50 phút)
II. Những CT, BP lớn của Đảng: (120 phút)
1. Xây dựng, củng cố chính quyền …………15 phút
2. Chăm lo ổn định và cải thiện đời sống …..30 phút
3. Tiến hành kháng chiến ở Nam bộ………...20 phút
4. Thực hiện chính sách thêm bạn, bớt thù …40 phút
5. Những kinh nghiệm của Đảng …………...15 phút
TRỌNG TÂM CỦA BÀI LÀ PHẦN II
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG BÀI:
- Thuyết trình, Hỏi đáp, Phỏng vấn nhanh….
- Sử dụng các phương tiện trực quan.
D. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG:
Câu hỏi: Các đồng chí hãy nêu hai bài học kinh nghiệm, mà Đảng ta đã tổng kết sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công?
Kiểm tra bài cũ
- Là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và chống PK.
- Là thắng lợi của khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức vững chắc.
BÀI 3:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
(9/1945 – 12/1946)
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945:
1. Thuận lợi:
a. Thế giới :
- Hệ thống XHCN đang được hình thành.
- Phong trào GP dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- Phong trào hòa bình, dân sinh, dân chủ đang dâng cao ở nhiều nước.
b. Trong nước:
- Chính quyền được thiết lập từ TW đến địa phương; nhân dân LĐ được làm chủ đất nước.
- Có Đảng và Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo.
2. Khó khăn:
a. Chính trị:
- Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật, theo sau là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách.
- Từ vĩ tuyến 16 vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh, theo sau là quân Pháp. Cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật.
- Bọn nội phản, tay sai đế quốc ra sức chống phá cách mạng.
 Kẻ thù đông và mạnh.
b. Kinh tế:
- Nông nghiệp : lạc hậu, nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai: lũ lụt, hạn hán, hậu quả nạn đói nặng nề.
- CN, Thủ CN: đình đốn, nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay Pháp.
- TN: hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ, tài chính rối loạn.
+ Ngân sách kiệt quệ. Ngân hàng Đông Dương chưa kiểm soát. Thuế chưa thu được.
+ Tưởng tung tiền “quan kim”, “quốc tệ”.
c. Văn hóa - xã hội - y tế :
- Hơn 90% dân số mù chữ.
- Các tệ nạn xã hội: mê tín dị đoan, cờ bạc, nghiện hút,… còn phổ biến. Cơ sở sở y tế thiếu thốn
d. Quân sự:
- Chính quyền còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đất nước.
- Quân sự chưa chính quy, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều.
 Vận mệnh dân tộc đang bị đe dọa
II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP LỚN CỦA ĐẢNG ĐỂ GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG:
1. Xây dựng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ xã hội mới:
* Chính trị:
- 6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
- 2/3/1946: kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.
- 9/11/1946, Bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua
- Sau TTC, ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã tiến hành bầu cử HĐND các cấp, lập UB hành chính.
 Bộ máy chính quyền được kiện toàn.
* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chống phá chính quyền của kẻ thù.
- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát triển.
b. Quân sự:
 được chú trọng xây dựng
22/5/1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam ra đời Lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hàng chục vạn người

2. Chăm lo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân:
- Ra thông tư giảm tô 25%; giảm thuế 20% (miễn thuế cho vùng bị lũ lụt)
- Ban hành Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.
- Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian; chia lại đất công, đất hoang cho dân cày nghèo theo chế độ công bằng và dân chủ.
* Diệt giặc đói:
- Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
- Quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị đầu cơ tích trữ.
- Thực hành tiết kiệm  Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”
 Tác dụng:
- Phục hồi SX CN, NN; sản lượng ngô, khoai, sắn và các cây lượng thực khác tăng lên
- Nạn đói được đẩy lùi.
* Diệt giặt dốt:
- 8/9/1945: Lập Nha Bình dân học vụ, phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.
 Một năm sau, đã tổ chức được 3 vạn lớp học, có 81 vạn học viên; xóa mù chữ cho hơn 2.5 triệu người.
- Các trường phổ thông và trường đại học sớm khai giảng.
 Tác dụng: cơ bản xóa được nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho người dân.
* Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Dựa vào sự đóng góp của nhân dân, xây dựng “Qũy Độc Lập”, “Tuần Lễ Vàng”,…
 Kết quả: Góp được 370 kg vàng, hơn 60 triệu đồng vào “Qũy Độc Lập”, và “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
- 31/1/1946, ra Sắc lệnh phát hành tiền.
- 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
 Tác dụng:
- Khắc phục ngân sách trống rỗng
- Ổn định nền tài chính.
Như vậy:

Về mọi mặt, nhân dân ta đã được hưởng những quyền dân sinh, dân chủ, điều đó thể hiện rõ sự ưu việt của chế độ mới. Lúc này, lòng tin của dân với Đảng càng được củng cố. Chính sức mạnh mới này giúp ta đấu tranh một cách có hiệu quả trong việc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
3. Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ:
* Hành động và âm mưu của thực dân Pháp:
- 2/9/1945, quân Pháp bắn vào ND Sài Gòn - Chợ Lớn đang mititng chào mừng ngày độc lập.
- Đêm 22 rạng 23/9/1946, thực dân Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
 Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ 2 của thực dân Pháp bắt đầu.
* Cuộc kháng chiến của ND Nam Bộ bắt đầu:
- 23/9/1945, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đấu tranh không hợp tác với giặc bằng nhiều hình thức mở đầu cho cuộc kháng chiến ở NB.
- 25/10/1945, Hội nghị CB Đảng bộ Nam Bộ họp đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo kháng chiến ở Nam Bộ
- 25/11/1945, TW Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”; Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
 Kết quả: quân Pháp bị chặn đứng ở nhiều nơi như: Nha Trang, Tuy Hòa, Buôn Mê Thuộc.
4. Thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc:
* Hòa với Tưởng ở miền Bắc, chống thực dân Pháp ở miền Nam: (9/1945 – 3/1946)
 Yêu cầu của Tưởng:
+ Buộc ta cung cấp lương thực, cho chúng tiêu tiền quan kim đã mất giá.
+ Loại trừ những người Việt Minh ra khỏi Đảng
+ Nhường một số ghế trong Quốc hội và trong Chính phủ cho chúng.
 Chủ trương của Đảng ta:
+ Hoàn hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị một cách khôn khéo. Cụ thể:…
+ Ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ phá hoại của bọn phản cách mạng, tay sai của Tuởng, nếu có đủ bằng chứng đều trừng trị theo pháp luật.
- Kết quả:
+ Hạn chế, vô hiệu hóa và làm thất bại các âm mưu chống phá của bọn phản động.
+ Ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tập trung lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài ở miền Nam.
* Hòa với Pháp, đuổi Tưởng về nước: (3/1946 – 12/1946)
- Bối cảnh:
+ Pháp muốn mở rộng chiến tranh, nhằm thôn tính nước ta một lần nữa.
+ 28/2/1946, Pháp - Tưởng ký “Hiệp Ước Hoa – Pháp” tại Trùng Khánh, nhằm mua bán chính trị giữa hai thế lực đế quốc.
- Chủ trương của ta:
+ Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được ký, chúng ta đứng trước 2 lựa chọn: ….
+ 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp Hiệp định Sơ bộ, với các điều khoản
- Ý nghĩa : hòa với Pháp ta tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù và chuẩn bị, củng cố lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
* Tận dụng khả năng hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng :
Sau Hiệp định Sơ bộ 
- Phía Pháp :
Ra sức phá hoại Hiệp định, tiếp tục xung đột vũ trang, âm mưu đảo chính lật đổ Chính phủ Việt Nam.
- Phía ta :
+ Tuân thủ đúng các điều khoản trong HĐ.
+ Kiên trì ĐT ngoại giao, tỏ rõ thiện chí HB.
+ Nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng, Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp Tạm ước 14/9/1946
+ Tháng 11/1946, Bác Hồ viết “ Công việc khẩn cấp”, chỉ rõ từng nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc nổ ra.
5. Những kinh nghiệm của Đảng về xây dựng và bảo vệ chính quyền :
- Chú trọng việc kết hợp xây dựng, củng cố với bảo vệ chính quyền mới.
- Giữ vững và tăng cường sự LĐ của Đảng.
- Xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, lấy dân làm gốc. Phát huy cao độ sức mạnh làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ thù. Tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, nguy hiểm nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Quyết
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)