Đảng lãnh đạo Đội Tự vệ trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh

Chia sẻ bởi Lê Nam | Ngày 26/04/2019 | 142

Chia sẻ tài liệu: Đảng lãnh đạo Đội Tự vệ trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỰ VỆ ĐỎ TRONG CAO TRÀO
CÁCH MẠNG 1930-1931 Ở NGHỆ - TĨNH
Lê Văn Mạnh

Ngay sau khi ra đời, Ðảng đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh, tạo nên một cao trào cách mạng rộng lớn trên cả nước trong những năm 1930 - 1931. Ðỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá là cuộc tổng diễn tập cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và chính quyền Xô Viết ở Nghệ - Tĩnh tuy bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, nhưng nó đã khẳng định trên thực tế đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng liên minh công - nông; về phát động, tổ chức phong trào đấu tranh của quần chúng; về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng…Phạm vi bài tham luận đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng Tự vệ đỏ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - mầm mống của các lực lượng vũ trang ta sau này.
Trong những năm 1925 đến 1929, nhờ hoạt động tích cực của Kỳ Bộ Viêt Nam Thanh niên cách mạng Trung Kỳ do đồng chí Nguyễn Sỹ Sách làm Bí thư và Hội Phục Việt do nhóm Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, … lãnh đạo, chủ nghĩa Mác - Lênin đã xâm nhập sâu vào các tầng lớp nhân dân lao động Nghệ - Tĩnh, nhất là giai cấp công nhân, nông dân. Giữa năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ được thành lập, cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ - Tĩnh để phát triển tổ chức. Từ đây, nhiều cơ sở của Việt Nam cách mạng Thanh niên và bộ phận tích cực của Đảng Tân Việt đã bắt liên lạc và chuyển thành các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng thành lập đầu năm 1930, “đồng chí Nguyễn Phong Sắc với trách nhiệm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, triệu tập Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ và các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Nghệ An, Hà Tĩnh họp tại thị xã Vinh để thành lập Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ.”. Ban Chấp hành Phân cục Trung ương gồm có 3 đồng chí: Nguyễn Phong Sắc (tức Thịnh), Lê Mao (tức Cát), Lê Viết Thuật (tức Luyện) do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Giữa năm 1930, Phân cục Trung ương Trung Kỳ đổi tên thành Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 10 - 1930, Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ bổ sung vào Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ.
Như vậy có thể thấy, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh là quê hương của nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối, vốn có bề dày truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường; lại được Trung ương Đảng đặc biệt chú ý xây dựng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo rất mạnh. Đây chính là cơ sở, yếu tố trực tiếp làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở hai tỉnh này sôi nổi, mạnh mẽ hơn so với cả nước.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, trực tiếp là của Xứ ủy Trung Kỳ, các Đội Tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) đã lần lượt ra đời. Tuy chưa có một cơ cấu tổ chức thành hệ thống từ trên xuống dưới nhưng ở hầu hết các tổng, làng xã, thôn đều thành lập Tự vệ đỏ dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ và sự chỉ đạo trực tiếp của Xã bộ nông (tức chính quyền cách mạng cấp xã lúc ấy) được tổ chức thành tiểu tổ, tự trang bị vũ khí thô sơ.
Qúa trình hình thành và hoạt động của Tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh hoàn toàn khác về bản chất với hành động vũ trang bạo động do các lãnh tụ hay chính đảng từng làm trước khi Đảng ra đời. Tự vệ đỏ là tổ chức vũ trang cách mạng, phù hợp với luận điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang. Sự khác biệt căn bản ở chỗ: Tự vệ đỏ ra đời và hoạt động từ yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng đã được cách mạng hóa, gắn kết và là lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc; được tổ chức khá chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc, có đường lối chính trị đúng đắn.
Trước tình hình chính quyền thực dân phong kiến một mặt dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)