Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chia sẻ bởi Trần Hoài Nam | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đảng Cộng Sản Việt Nam thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài học: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) và Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng (10/1930)
Kính chào các thầy cô và các bạn
sau đây là phần trình bày của nhóm 4 lớp VS K16A
Nhiệm vụ:
Hội nghị thành lập Đảng CSVN và nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN.
Hội nghị Trung Ương lần thứ nhất và nội dung Luận cương chính trị của Đảng.
Ưu điểm và hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
Nhiệm vụ 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ???
Your
Slogan
here
1
2
3
4
5
Thời gian.
Đại điểm.
Thành phần.
Cương lĩnh chính trị.
Kết quả.
Thời gian: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 đến ngày 8-2-1930. Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Địa điểm: Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.
Thành phần: Ngoài Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Hội nghị có các đại biểu của:
+ Đông Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh.
+ An Nam Cộng sản Đảng: Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu.
Đại biểu của Đông Dương Cộng sản liên đoàn không có mặt*.
Hội nghị đã:
+ Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt,… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thành lập Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời của Đảng, gồm 7 ủy viên*.
Tranh vẽ về Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Vậy là Đảng CSVN đã ra đời, đó là kết quả rực rỡ của việc kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênnin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng mà phong trào đấu tranh của nhân dân lên rất cao và đỉnh cao của phong trào cách mạng thời gian này là Xô viết Nghệ- Tĩnh (1930- 1931).
Xô viết Nghệ- Tĩnh năm 1930-1931
* Nội dung Cương lĩnh chính trị:
+ Xác định đường lối chiến lược CM của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Đề ra nhiệm vụ CM là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản cách mạng, làm cho đất nước Việt Nam được độc lập tự do. Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp, ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân nghèo, tiến hành CM ruộng đất,…
+ Nêu rõ lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
+ Đảng giữ vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng.
*******
+ Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn về dân tộc và về vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
+ Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX. Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp với đất nước Việt Nam, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đảng sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
Nhiệm vụ 2. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng. Chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ 3: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất và nội dung Luận cương chính trị của Đảng.
Hội nghị Trung ương lần thứ nhất.
Giữa lúc phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN đang diễn ra sôi nổi, quyết liệt thì vào tháng 10 năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ nhất.

Hội nghị đã:
+ Phân tích tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cách mạng Đảng.
+ Đánh giá lại những nội dung cơ bản của Hội nghị hợp nhất tháng 2-1930.
+ Đổi tên Đảng CSVN thành Đảng CS Đông Dương.
+ Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng CS Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.
2. Nội dung Luận cương chính trị của Trần Phú.
Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Chỉ ra mẫu thuẫn xã hội: Giữa thợ thuyền dân cày, phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
Xác định hai nhiệm vụ của CM là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. (NAQ đề xướng đánh đổ đế quốc trước, PK sau).
Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. (Hạn chế hơn so với NAQ).
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Hình thức và phương pháp đấu tranh là tập hợp, lãnh đạo quần chúng tham gia đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận cách mạng vô sản thế giới.
=> Bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo đã có nhiều điểm hoàn thiện hơn so với Luận cương chính trị trước đó của Nguyễn Ái Quốc, nhưng vẫn còn có nhiều điểm hạn chế.
Ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm - Hà Nội, nơi đồng chí Trần Phú viết bản Dự thảo “Luận cương chính trị” của Đảng vào tháng 10 năm 1930
Nhiệm vụ 4:
Ưu điểm và hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
* Ưu điểm: Làm sâu sắc hơn nhiều vấn đề của cách mạng Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị trước đó của Nguyễn Ái Quốc, chỉ rõ con đường đi lên của cách mạng Việt Nam, hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

Hạn chế:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tâng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
**********
Nhom 4. Lop VSK16A
Thuc hien
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe !!!
Những người thực hiện:
Trần Hoài Nam (ceo)
Lưu Hoài Thương
Tô Thị Thùy
Vũ Thị Hà
Phan Thu Thúy
Phạm Thị Lan
Lý Thị Lương
Trần Kim Liên
Hứa Thị Nhung
Nguyễn Thị Hoàn
Nguyễn Thị Thích
Đỗ Văn Bốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoài Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)