Dan y mot so van ban koc ki 2 lop 6

Chia sẻ bởi Vũ Thị Xuân | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: dan y mot so van ban koc ki 2 lop 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Dàn ý của truyện bài học đường đời đầu tiên
I. Mở bài
-      Dế Mèn là em út trong gia đình ba anh em nhà Dế.
-      Hôm thứ bas au ngày sinh, Dế mẹ cho các con ở riêng, mỗi đứa một hang ở bờ ruộng trông ra đầm nước.
II. Thân bài
1. Dế Mèn lo sửa soạn nơi ăn chốn ở, thích thú với cuộc sống tự lập.
-      Dế Mèn khoan khoái vì được ở riêng tại một nơi thoáng đoãng mát mẻ.
-      Hằng ngày, Dế Mèn đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm,
-      Tối đến, Mèn họp cùng hàng xóm, đàn hát rồi tụ hôi giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gãy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tậ sáng.
2. Dế Mèn trở thành chàng Dế cường tráng và kiêu căng.
-      Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, Dế Mèn chóng lớn, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng nhọn hoặc; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Đầu to, hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm mây. Cặp râu dài hùng dũng.
-      Dế Mèn cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Không ai đáp lại, Mèn càng tưởng mình giỏi, khiến an cũng sợ. Mèn bắt nạt mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó.

3. Chuyện ân hận ghi nhớ suốt đời
-      Dế Choắt gầy, ốm đau luôn. Mèn sang chơi thấy hang của Dế Choắt xấu xí thì chê bai. Dế Choắt muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của Dế Mèn, nhưng Dế Mèn dứt khoát từ chối.
-      Một hôm, sau cơn mưa, các loài chim tụ hội về cùng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang của Dế Mèn.
-      Dế Mèn rủ Dế Choắt đùa chị Cốc chơi, Dế Choắt sợ hãi từ chối. Dế Mèn kiêu ngạo, hát đùa chị Cốc, khiến chị Cốc tức giân.
-      Dế Mèn chui vào hang nấp kín. Chị Cốc không thấy Dế Mèn nhưng thấy Dế Choắt, rồi trừng phạt Dế Choắt.
-      Sau khi chị Cốc bay đi, Dế Mèn bò lên, thấy Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn hối hận. Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ tính hung hăng, kiêu căng.
-      Dế Choắt tắt thở. Dế Mèn ăn năn hối hận.
III. Kết bài
-      Dế Mèn đem xác Dế Choắt chôn, đắp thành nấm mồ to.
-      Dế Mèn đứng lặng, suy nghĩ về bài học đường đời
Dàn ý bài bức tranh của em gái tôi
1.  Mở bài:
- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) ln trong tập Con dế ma. được trao giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
- Qua câu chuyện của hai anh em cô bé Kiều Phương (có năng khiếu vẽ, có tranh được giải Nhất cuộc thi vẽ), tác giả kín đáo lổng vào bài học đạo đức: đố kị, nhỏ nhen là một tính xấu không nên có; phải nhân hậu và độ lượng, nhất là trong tình cảm anh em ruột thịt.
2.  Thân bài:
* Tính cách của anh trai Kiều Phương:
- Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò
nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn
vì ganh tị và tủi thân.
- Em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất,  sung sướng ôm cổ anh
trai Đềchia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra.
- Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra không mặn mà gì.
- Trước bức chân dung của mình do em gái vẽ, cậu ta xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.
* Tính cách của Kiều Phương:
- Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ.
- Hiếu động, thích mày mò, tìm hiểu, sáng tạo.
- Yêu thương anh rất chân thành.
- Biết anh không thiện cảm với mình nhưng vẫn vui vẻ, muốn chia sẻ với anh niềm sung sướng, hạnh phúc của mình.
- Bức chân dung với dòng chữ nắn nót: Anh trai tôi chứng minh cho tình cảm quý mến mà cô bé dành cho anh.
3.  Kết bài:
- Bài học đặt ra trong truyện là trước thành công của người khác, ta không nên ganh ghét, đố kị vì đó là thói xấu.
- Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
Dàn ý văn bản vượt thác
1.  Mở bài:
- Đoạn văn Vượt thác trích từ chương XI trong truyện vừa Quê nội của nhà văn Võ Quảng, viết về cuộc sống của dân làng ven sông Thu Bồn vào những ngày sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nội dung đoạn văn tả chuyến chèo thuyền vượt thác của mấy người lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về xây dựng trường làng. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
2.  Thân bài:
* Bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình:
- Khung cảnh hai bên bờ sông được miêu tả qua cặp mắt quan sát và cảm nhận của người chèo thuyền ngược dòng từ hạ nguồn lên thượng nguồn.
- Đoạn sông ở vùng đổng bằng êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ là những bãi dâu xanh mướt.
- Càng ngược lên thượng nguồn, dòng sông càng nhiều ghềnh thác, vườn tược càng um tùm... những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt...
- Ổ đoạn sông có thác dữ, nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, cảnh tượng trông rất hùng vĩ.
* Hình ảnh khoẻ khoắn, dũng mãnh của người lao động:
- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả miêu tả bằng tình cảm yêu mến và trân trọng: Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”!... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cô` lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm ràng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cập mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-Ngoài ra còn hai nhân vật thiếu niên tên là Cục và Cù Lao cùng chèo chống con thuyền vượt thác.
- Tâm trạng hào hứng, ý chí kiên cường và vẻ đẹp khoẻ khoắn của con người thể hiện rất rõ qua đoạn trích.
3.  Kết bài:
- Bài văn tả vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Thu Bồn ở quê hương tác giả.
- Tác giả gửi gắm tình yêu quê hương và tình yêu con người thắm thiết vào những trang viết vừa đậm chất hiện thực, vừa giàu chất trữ tình.
Dàn ý của văn bản buổi học cuối cùng
I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Đây là buỏi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớ tiểu học thuộc vung An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nuóc Đức).
-Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.
-Buổi học cuói cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
II.Thân bài
*Hai nhân vật chính của truyện:
+Chú bé Phrăng:
-Vì không thuộc bài nênn lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.
-Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.
-Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
-Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học..
-Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.
-Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.

+Thầy Ha-men:
-Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .
-Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.
-Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.
-Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.
III.Kết bài
-Buổi học cuối cùng là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.
-Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng nhười đọc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)