Dan toc hoc

Chia sẻ bởi Huỳnh Vĩnh Lộc | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: dan toc hoc thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:









TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA :LỊCH SỬ - LỚP SỬ :1B
MÔN : NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
GIẢNG VIÊN : NGUYỂN VĂN SƠN
NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC CHĂM
MỤC LỤC
I. KHÁT QUÁT VỀ DÂN TỘC CHĂM
1/ LỊCH SỬ CHĂMPA
2/ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
3/ NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT
II. GIA ĐÌNH VÀ THIẾT CHẾ CỘ�NG ĐỒNG
III. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
1/ KIẾN TRÚC
2/ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
3/ TRANG PHỤC,TRANG SỨC
4/ NGHỆ THUẬT
IV. HO?T Đ?NG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG
V. LỄ HỘI
1/ LỄ HỘI KATÊ
2/ LỄ HỘI RAMUWAN
VI. KẾT LUẬN
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỊCH SỬ CHĂMPA
Vương quốc Chămpa ra đời trên cơ sở hợp nhất hai bộ lạc cau và dừa . Bộ lạc cau cư trú ở vùng Phú Yên, Khánh Hòa Ninh Thuận,Bình Thuận ,bộ lạc dừa cư trú ở vùng Quảng Nam , Quảng Ngãi,Bình Định ngày nay. Vào đầu Công Nguyên,tiểu vương quốc Nam Chăm ra đời,sau đó tiểu vương quốc Bắc Chăm.Năm 193,sau cuộc đấu tranh thắng lợi do Khu Liên lãnh đạo,nước Chămpa được thành lập. Quốc gia Chămpa ban đầu có tên là Lâm Ấp đến TK VI mới gọi là Chămpa.
DAÂN SO Á& ÑÒA BAØN CÖ TRUÙ
DÂN SỐ: khoảng 145.235 người.
CƯ TRÚ :sinh sống rải rác ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh,Bình Phước, Tp HCM, An Giang. Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái tôn giáo và tính chất của từng vùng miền. Người Chăm ở Việt Nam chia làm ba nhóm:
+ Chăm Hroi: với khoảng 20.500 người
+Chăm Ninh Thuận- Binh Thuận: khoảng 98.000 người
+Chăm Nam Bộ:khoảng 26.700 người


NHỮNG NƠI CƯ TRÚ CỦA DÂN TỘC
CHĂM.
NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT
- Ngôn Ngữ:Tiếng nói của người Chăm rất gần gũi với các dân tộc Giarai, Churu, Ê đê và thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo
-Chữ viết:Chămpa là dân tộc có chữ viết sớm nhất ĐNÁ từ TK IV. Tiếng Chăm có 65 ký tự, 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ
Ta có thể lấy bia Đông Yên Châu (tức Mỹ Sơn 3) làm khởi điểm của những dấu tích sớm nhất về tiếng Chăm được định hình trên hiện vật còn lưu giữ đến nay. Các nhà Đông phương học xác định rằng tấm bia được dựng vào đầu thế kỷ thứ IV này có văn bản thuộc một loạI chữ viết Ấn cổ, đã ghi lại sớm nhất trong vùng ĐNA một thứ ngôn ngữ địa phương, tức tiếng Chăm thời bấy giờ. Hiện vật ấy đứng đầu hệ thống hàng trăm bia Chămpa có niên đại kéo dài mãi đến thế kỷ XIV. Điều đó cho phép người nghiên cứu khảo sát dưới hình thức cổ đại “cái tiếng nói có quan hệ với các ngôn ngữ Indonesia duy nhất được xác minh ở một thời kỳ rất xa xưa” (G.Coedès, 1948).
Bia tự cổ
Chữ viết Chăm
GIA ĐÌNH & THIẾT CHẾ C?NG ĐỒNG
Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...
GIA ĐÌNH VÀ THIẾT CHẾ CỘNG ĐỒNG
Ăn: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển (đặc biệt là Chăm An Giang ). Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.
Phương tiện vân chuyển của người chăm Hroi
GIA ĐÌNH VÀ THIẾT CHẾ CỌ�NG ĐỒNG(tt)
Nhà ở :Ngu?i Cham cu tr� t?i Ninh Thu?n, Bình Thu?n, ? nh� d?t (nh� tr?t). M?i gia dình cĩ nh?ng ngơi nh� du?c x�y c?t g?n nhau theo m?t tr?t t? g?m: nh� kh�ch, nh� c?a cha m? v� c�c con nh? tu?i, nh� c?a c�c cơ g�i d� l?p gia dình, nh� b?p v� nh� t?c trong dĩ cĩ kho thĩc, bu?ng t�n hơn v� l� ch? ? c?a v? ch?ng cơ g�i �t.
Nhà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà.
NHÀ CỦA NGƯỜI CHĂM
Nhà ở Chăm Châu Đốc
Văn hóa vật chất người Chăm
Đền tháp:Trình độ xây dựng đền tháp của người Chăm đạt đến trình độ cao vào khoảng thế kỷ V-VI. Di tích đền tháp Chăm ngoài kiến trúc nghệ thuật liên quan đến Bà la môn đạt đến nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc hoàn mỹ. Các đền tháp tiêu biểu như:tháp Porome(Ninh Thuận), tháp bà Ponaga(Khánh Hòa), thánh địa Mỹ Sơn(Quảng Nam),…. Ngoài đền tháp của người Chăm phải kể đến hệ thống thánh đường của người Chăm chịu ảnh hưởng Hồi giáo
Thánh địa Mỹ Sơn
THÁP BÀ PONAGAR

Tháp PoKlongGiarai
Tượng thờ
Cùng với tháp Chăm còn có những tượng thờ được tạo khắc bằng đá để thờ các vị vua, thần Chăm, một số tượng thờ Chăm đã trở thành những kiệt tác điêu khắc như tượng thần Siva, tượng nữ thần Apsara và các tu sĩ nguyện cầu. Đó là những dấu ấn lịch sử quý giá
Tượng nữ thần Apsara
TÍN NGƯỠNG
Người Chăm có tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú. Tín ngưỡng của người Chăm có từ xa xưa và mang dấu ấn của thời nguyên thủy - Đó là sự tin tưởng của người Chăm vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhieân, nơi các thần linh ngự trị và cũng chính là nơi tồn tại của ma quỷ và linh hồn của những vật thể ở thế giới trần tục sau khi chết. Người Chăm luôn tin rằng tất cả các vật thể cũng như mọi người đều có linh hồn và linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn dù con người có chết đi và các vật thể đã bị hư hại. Những linh hồn cùng với ma quỷ và thần linh luôn có những tác động, chi phối, ảnh hưởng đến thế giới hiện hữu, đến đời sống của cộng đồng cũng như đến từng thành viên trong cộng đồng người Chăm. Người Chăm thờ rất nhiều vị thần linh như Thần cây, Thần đá, Thần nước, thờ Linh hồn tổ tiên.
Người Chăm là một cộng đồng đa tôn giáo, niềm tin tôn giáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của họ, chi phối hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Người Chăm có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc, chịu sự chi phối ràng buộc chặt chẽ bởi tôn giáo truyền thống.
TÔN GIÁO BALAMON.
+Phần lớn người Chăm theo đạo Balamon và đạo Hồi.
+ Đạo Balamon: thờ chủ yếu ba vị thần Siva,Brama,Visnu, trong đó Siva được xem như vị thần sáng tạo và thần hủy diệt đây chính một đạo chủ chốt của người chăm ở khu vực Ninh thuận Bình thuận.

ĐẠO HỒI

Người chăm theo đạo Hồi giáo thì chia làm 2 khuynh hướng :người Chăm theo Hồi giáo cũ (tức Chăm Bani) và người Chăm theo Hồi giáo chính thoáng (tức Chăm IsLam).Tôn giáo Chăm IsLam theo luaät Hồi giáo quốc tế quy tắc chặt chẽ hơn bên hồi giáo Bani
Tôn giáo Bàni là Hồi giáo du nhập từ Indonesia, Malaysia từ lâu đời vaøcũng từ lâu, nó đã bị bản địa hóa khá đậm. Hồi giáo Bàni không có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế mà còn không chịu chấp nhận Hồi giáo mới. Vì vậy, heä thống giáo lý, giáo luật của tôn giáo Bàni hiện nay đã khác xa với hệ thống giáo lý, giáo luật của Hồi giáo quốc tế.
Các tu sỹ Bàni chỉ biết đến mỗi kinh Coran và kinh này cũng đã qua nhiều lần “dị bản”. Các tu sỹ đọc kinh nhưng không hiểu được nội dung.
Chữ AÛRập trong kinh Coran đã bị cải biến và chuyển sang nhiều thế hệ chữ Chăm nên ngày càng xa bản gốc.
Thánh đường Hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo
LỊCH CHĂM
Người Chăm cũng biết dùng và làm lịch từ rất sớm. Lịch của họ là lịch Saka của Ấn Độ, chia thời gian theo chu kỳ 12 năm, mỗi năm 12 tháng,mỗi tháng có hai tuần sáng và hai tuần tối(theo tuần trăng),mỗi tuần 7 ngày . Ngày đầu tiên của lịch Saka tương ứng với ngày 3 tháng 3 năm 78 âm lịch.
NGHỆ THUẬT
Múa :cùng với nhạc lễ múa là cặp song sinh không thể thiếu trong lễ hội Chăm.Múa ở lễ hội có nhiều điệu múa và chia thành những cấp độ khác nhau ở lễ hội đền tháp, chỉ có bà bóng múa nhún nhảy rất nghèo nàn .Còn phần hội thì múa rất sôi đông vơí những chàng trai cô gái như điệu múa bidin,part,kămăng,choong,.Ở lễ này mỗi vị thần linh,mỗi điệu trống thì có một điệu múa riêng,mú vời dụng cụ sinh hoạt như múa quạt, múa khăn,múa chèo, múa ngựa.Múa với vũ khí tượng trưng như múa kiếm, múa roi,múa đạp lửa.
Nh?c c? Cham không chỉ làs?n ph?m v?t ch?t đon thu?n mà còn là phuong ti?n bi?n di?n ngh? thu?t mang l?i bi?u c?m trong dđ?i s?ng tâm linh. Nh?c c? c?a dân t?c Cham r?t đa dạng như:trống kalin,kèn saranai,trống ginăng,trống Paranưng.,.Phần lớn được dùng trong các lễ hội
Trống ginăng
KÈN SARANAI
Điệu múa Chăm bên tháp
Trang sức
Cùng với người Chăm ngoài ra họ còn mang trang sức đó thường là hoa tay có đính tua vải hình nấm, tròn, hình vành khăn làm bằng vàng,đồng thau, tay đeo nhẫn làm bằng vàng hoặc đồng thau, mặt nhẫn có đính hột đen được bao băng hoa bốn cánh. Người đàn Chăm thì dùng trang sức đơn giản, họ chỉ đeo duy nhất một chiếc nhẫn tròn còn mặt nhẫn có đính hột đen và được bao quanh bằng hình hoa tám cánh mà họ thường gọi là chiếc nhẫn Mưta.
Trang phục của dân tộc Chăm
Y phục của người Chăm giống y phục cổ truyền của ngườiViệt. Riêng nữ giới có chiếc áo dài chui đầu là độc đáo… phụ nữ Chăm Hroi mặc loại váy quấn có daây thắt lưng kèm theo váy như váy của người BaNa và thường đội chiếc khăn mũ màu đen giống như kiểu mũ mấn.Với nam giới là loại áo ngắn được trang trí hoa văn và khăn đội đầu.
Trang phục nữ
Trang phục nam
HOẠT ĐỌ�NG SẢN XUẤT TRUYỀNTHỐNG
Kinh tế truyền thống của người Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề đi biển và khai thác rừng.Ba hình thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống kinh tế Chăm phát triển phồn thịnh và hiện nay còn in dấu tronh một số lễ hội Chăm.Trong kinh tế truyền thống ấy, người Chăm có nền nông nghiệp phát triển khá sớm.Từ lâu họ đã biết đấp đập,khai mương để trồng lúa nước mà đến nay vẫn còn côngtrình thủy lợi như: đập Do Linh(Quảng Trị),đập Nha Trinh và đập Marên(Ninh Thuận).Họ có kĩ thuật canh tác ruộng nước khá cao, tùy theo loại ruộng mà họ có kĩ thuật canh tác khác nhau,bên cạnh đó người Chăm còn là những người làm vườn và đi biển giỏi.
NGHỀ LÀM ĐỒ GỐM
Hầu hết các di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đều có mặt đô gốm.Ngày nay Ninh Thuận còn tồn tại duy nhất làng gôm Bầu Trúc.Gốm ở đây làm bằng tay, không có bàn xoay,Gốm được trang trí nhiều hoa văn như:hoa văn khắc vạch, sóng nước, các hoa văn hình học,.Gốm Bầu Trúc được nung lộ thiên với ít nhiên liệu củi và rơm nhưng lò gốm vẫn cho sản phẫm tròn trịa, nhiều màu sắc,sản phâm gốm Bầu Trúc rất được ưa chuông ở thị trường trong và ngoài nước.
M?t nh� nghi�n c?u van hĩa Inrasara cho r?ng:"G?m Cham l� nh?ng t�c ph?m ngh? thu?t ch?a d?ng kí ?c ngu?i Cham qua c�c th? h?, nh?ng s?n ph?m v?i xuong g?m d�y v?i m?t mau den don s?c ch?a d?ng nhi?u ni?m vui, n?i bu?n,suy tu v� tri?t lí c?a con ngu?i. Qua s?c g?m ngu?i xem c?m nh?n du?c ch?t ch�n phuong, h?n h?u v� tr?m nh� suy tu trong tính c�chCham"
Nghệ thuật làm gốm chăm.
NHỮNG MẪU GỐM CHĂM.

Với người Chăm, dệt thổ cẩm là nghề “mẹ truyền con nối”. Nghề này hiện vẫn là nguồn sống của cả làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), mảnh đất văn vật từ thời Vương quốc Champa cổ mà tên còn tìm thấy trong bia kí. Khoảng thập niên 50 trở về trước, người Chăm thường trồng bông để lấy sợi và dùng lá cây, vỏ cây để tạo màu, còn ngày nay, các nguyên liệu từ tơ sợi cho đến thuốc nhuộm đều được mua sẵn. Trên nền vải ưa thích là màu đen hay đỏ, người thợ Chăm dệt nên các loại hoa văn rất phong phú và độc đáo: có hoa văn được bố trí trên toàn mặt vải, có hoa văn chạy song song với nền sợi dọc, cũng có hoa văn hình động vật cách điệu như rồng, phụng, chim trão, công… Trong xã hội Chăm, có thể phân biệt mức độ sang hèn của một người chỉ qua hoa văn trên y phục. Như phụ nữ Chăm thuộc tầng lớp trên thì mặc y phục có hoa văn chim trão hay chim phụng..., còn phụ nữ tầng lớp dưới thì mặc y phục có hoa văn dây rừng… Đến với “Không gian văn hoá Chăm”, người xem có cơ hội thưởng lãm những mẫu hoa văn thổ cẩm Chăm cổ xưa và nguyên bản nhất.
NGHỀ DỆT THỔ CẨM
NGHỀ DỆT THỔ CẨM
Dệt vải truyền thống của phụ nữ Chăm
HÔN NHÂN VÀ CƯỚI HỎI
Người Chăm có tập tục cưới xin chặt chẽ,hôn nhân đồng tộc là đều bắt buộc là người Chăm lấy người Chăm.Con trai Chăm Bani sẽ không được tiến hành lễ cưới với con gái Chăm Balamon và ngược lại và chủ động việc hôn nhân thuộc về con gái hoặc nhà gái.Sau lễ cưới đôi vợ chồng không được đông phòng ngay mà có 3 ngày tìm hiểu.Sau khi cưới vợ con trai sẽ ở bên nhà gái cho đến một dòp nào đó sẽ ra riêng hoặc về nhà bố mẹ đẻ.
Lễ cưới Chăm
LỄ CƯỚI CHĂM
TANG MA
Có hai hình thức: hỏa tang và thổ táng.
Chăm Balamon thường đem hỏa táng người chết.
Chăm Bani thường thổ táng người chết,những người trong một dòng họ thường chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ
Đám tang của người Chăm Islam Châu Đốc hoàn toàn theo lễ nghi Islam theo hệ phái Syafi`i. Khi có bệnh nhân hấp hối, gia đình kiêu gọi những người thân hoặc những người hiểu biết ở trong làng đến đọc kinh Qu`ran , mục đích là cho người bệnh có thể ra đi trong thanh thản.
  Khi bệnh nhân tắt thở, gia đình làm lễ "pagalao" tức là sự công nhận người ấy đã chết và dùng tay vuốt nhẹ từ tráng xuống trên khuôn mặt người chết. Người chết  phải được chôn ngay, nghĩa là chết sáng chiều chôn , chết tôi sáng chôn.
LỄ TẢO MỘ
Chăm Balamon thường hỏa táng người chết.Sau khi lửa cháy hết tàn xương,người ta lấy hộp sọ đập ra thành từng mảnh lấy dao gọt lại cho tròn như đồng tiền,rồi đem mài cho nhẵn.Đàn ông lấy 7 miếng, đàn bà lấy 9 miếng sau khi rửa sạch,lau khô họ để trong cái hộp nhỏ bằng đồng, bạc hoặc vàng tùy theo gia đình giàu hay nghèo,sau đó đem chôn chờ ngay nhập Kut.
Lễ hội.

Người chăm có khoảng 20 lễ hội trong đó nỗi bật là 2 lễ hội lớn :
+ lễ katê
+ lễ ramưwan
> Đây chính là 2 lễ hội đặc trưng của người chăm.
Lễ hội kate
Lễ kate của người chăm balamon được tổ chức vào tháng 7 âm lịch (lịch chăm) tức trung tuần tháng 9 âm lịch và tháng 10 dương lịch đây là lễ tưởng nhớ các vị thần như poklong garai, porome…..và ông bà tổ tiên.
Lễ kate thường diễn ra trong một không gian lớn từ đền tháp – làng – gia đình.Tháp là nơi diễn ra lễ hội chính và long trọng nhất gồm lễ rước trang phục,lễ mở cửa tháp,lễ tắm thần,lễ mặc trang phục,đại lễ và thành ban tế lễ ở các tháp.
Lễ hội chũ yếu tiến hành vào buổi sáng.khi lễ kate trên tháp thì đến kte ở làng và gia đình.
Lễ hội kate(tt)
Nếu kate trên tháp nặng về phần lễ thì kate trên làng nặng về phần hội.phần hội gồm thi dệt, đội nước ,đá bóng văn nghệ.Sau khi lễ ở làng kết thúc là lúc lễ hội ở gia đình diễn ra,moi người mời bạn bè, hàng xóm sang chơi và ăn uống nhường như mọi người hết những điều nặng nhọc,vất vả ngày thường
Lễ hội Katê của người Chăm biểu hiện cho nền văn hóa nông nghiệp với mong ước sự phồn vinh, hạnh phúc. Lễ hội còn là nơi sinh hoạt cộng đồng quanh tháp
Lễ rước thần
Hình ảnh lễ hội Kate
Lễ tắm thần
vua Poklong garai
LỄ HỘI RAMƯWAN

Đây là lễ hội của người Chăm theo đạo Bani và người Chăm Islam,lễ hội naøy diễn ra vào tháng 9 dương lịch,còn gọi là”Bilan băng mukay”(cúng gia tiên) hoặc gọi là “bilan ôk”(lễ chay niệm) đây không chỉ là tháng chay niệm của người Hồi giáo ở Việt Nam còn là tháng nhịn chay của người Hồi giáo thế giới,tuy nhiên lễ hội Ramuwan của người Chăm có nét riêng
Lễ hội gồm 3 phần:
+lễ tảo mộ
+lễ cúng gia tiên
+lễ chay niệm ở thánh đường
Khi kết thúc lễ họ mời bà con ăn uống và chúc tụng nhau
Khi 3 ngay đầu của lễ hội kết thúc, làng Chăm chìm trong không khí trang nghiêm. Tất cả các tín đồ đều làm lễ tẩy thế thân cho thân thể sạch sẽ, tâm hoàn thanh thản, nam nữ mặc quần áo truyền thống để vào thánh đường,không chỉ đọc kinh, chay nieäm mà nó còn kết hợp với lễ cúng gia đình,dâng gaïo đó là 1 tín ngưỡng lâu đời của người Chăm.
Lễ tảo mộ
Lễ hội ramuwan tại thánh đường.
Lễ tảo mộ
KẾT LUẬN
- Qua “hương sắc Chăm” ta thấy được những nét cơ bản về văn hoá dân tộc Chăm và lễ hội Chăm. Đặc biệt lễ hội Chăm là nơi hội tụ, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng đồng người Chăm.
- Nền văn hoá Chăm, thông qua lễ hội chúng ta thấy không chỉ có văn hoá bản địa nằm chung trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á mà còn kết hợp với văn hoá bên ngoài như nền văn hoá Ấn Độ mà họ đã biến thành tài sản riêng của dân tộc mình.
- Ngày nay lễ hội Chăm, nhất là lễ hội Kate đã thực sự trở thành lễ hội lớn trong năm của cộng đồng người Chăm.lễ hội không chỉ thu hút ngoài khách trong và ngoài nước tham gia .lễ hội là một di sản văn hoá đồ sộ là sức mạnh của cộng đồng đã tạo nên thuần phong mĩ tục mà từ cổ xưa đên nay người chăm rất cần .nó chính là gương mặt của dân tộc chăm luoân tồn tại với thời gian và phát triển cùng với thời đại góp phần làm phong phú thêm cho vườn hoa trăm sắc của đại gia đình Việt Nam.
NGUỒN TÀI LIỆU
Các dân tộc ít người ở Việt Nam(các tỉnh phía Nam)_ủy ban khoa học xã hội Việt Nam Viện Dân Tộc Học_NXBKHXH Hà Nội_1984
Dân tộc đại cương-Lê Sĩ Giáo(chủ biên),Hoàng Lương,Lâm Bá Nam,Lê Ngọc Thắng-NXB Giáo Dục
Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam_Viện Dân Tộc Học-NXB Văn Học
WWW.google.com
WWW.Khoa học.net
Www.dictionary.bachkhoatoanthu.com
www.thuvienviolet.com
CÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI PHẦN THUYẾT TRÌNH
CỦA TỔ MÌNH
CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Vĩnh Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)