Dân gian

Chia sẻ bởi lại văn tuất | Ngày 21/10/2018 | 114

Chia sẻ tài liệu: dân gian thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ BÀI: KHÁI NIỆM THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ BIỂU ĐẠT CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT THUỘC VỀ BAN ĐÊM TRONG CÁC BÀI CA DAO TỰ CHỌN
Danh sách nhóm 2:
1. Loan Thị Hiền
2. Trần Thị Bích Ngọc
3. Nguyễn Thị Vân Anh
4. Lường Văn Dũng
5. Lưu Thị Điệp
6. Nguyễn Thị Khánh Huyền
7. Hoàng Thị Hường
8. Ma Thị Hạnh
9. Phùng Khánh Ly
10. Ngọc Thị Thúy Như
11. Nguyễn Đình Nhưng
12. Lương Thùy Trang
13. Lại Văn Tuất
14. Nông Thị Kim Tuyền
1. Khái niệm
Thời gian nghệ thuật là thời gian hiện thực ở ngoài đời được nhà văn, nhà thơ sáng tạo lại và đưa vào tác phẩm. Trong ca dao, thời gian nghệ thuật bao giờ cũng là thời gian hiện tại và phiếm chỉ.
Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng .Và Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã nói “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”
Thời gian trong ca dao không phải là thời gian cụ thể mà là thời gian phiếm chỉ. Nói chung thời gian nghệ thuật trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan, lại vừa là thời gian của sự tưởng tượng, hư cấu mang tính chủ quan của nhân vật trữ tình.
Khi thời gian thuộc về đối tượng phản ánh thì đó là thời gian thực tại được ca dao tái hiện lại.
1. Khái niệm
Khi thời gian chỉ là một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh, là một phương tiện nghệ thuật được mượn đến để làm phát lộ cảm xúc- tâm lí của nhân vật trữ tình thì thời gian hoàn toàn do chủ quan của nhân vật tưởng tượng hư cấu mà nên
Thời gian đó thường được định dạng bằng các mô típ: “hôm qua”, “chiều chiều”, “ngày ngày”, bây giờ”, “hôm nay”, “chiều chiều”, “đêm đêm”, “hôm qua”, “ đêm qua”, “sáng ngày”, “khi xưa”…Ngay cả những bài ca dao không có mô típ thời gian hay không có dấu hiệu khác mô tả thời gian thì người ta coi đó là thời gian tại, thời gian của thời điểm diễn sướng.
1. Khái niệm
2. Phân tích
Người bình dân nhìn nhận thời gian như là phương tiện để bộc lộ tình cảm. Cho nên, nhiều bài ca dao mà ở đó nhân vật trữ tình thường đối lập ngày với đêm và lấy đêm làm cái thời điểm để giãi bày hoài niệm, để thổ lộ nhớ thương như một nỗi niềm da diết:
Nhớ ai đêm ngẩn ngày ngơ
Đêm mơ giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười.
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không.
Đêm qua rót dĩa dầu đầy
Bấc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi.
Đêm khuya gió mát trăng thanh
Trăng thanh thì có, bạn tình thì không.
2. Phân tích
Dưới đây là sự phân tích chi tiết thời gian nghệ thuật của một số bài ca dao tự chọn thuộc về buổi đêm:

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
2. Phân tích
Đây là bài ca dao chữ tình về tình yêu, lời tỏ tình của đôi trai gái. Hai câu đầu: nhân vật trữ tình là tiếng nói của cô gái với chàng trai, cô gái rất tế nhị khéo léo, đối tượng trữ tình là chàng trai. Hai câu sau: nhân vật trữ tình là tiếng nói của chàng trai trả lời câu hỏi của cô gái. Chàng trai khôn khéo, tinh tế trong tình yêu. Đối tượng trữ tình là cô gái.
2. Phân tích
Nội dung: lời tỏ tình của đôi trai gái.
Thi pháp: thể thơ lục bát cách ngắt nhịp 2/2
Cấu tứ sử dụng thể tỉ, cách nói ví von một cách gián tiếp.
Biện pháp tu từ: ẩn dụ, sử dụng hình ảnh cau xanh trầu vàng là chỉ người con gái và chàng trai.
Thời gian nghệ thuật: “đêm khuya” bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình: nguyện ước của đôi trai gái.
2. Phân tích
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng
Nhân vật trữ tình: ở 2 câu đầu là chàng trai, 2 câu sau là cô gái
Đối tượng trữ tình: 2 câu đầu là cô gái, 2 câu sau là chàng trai.
2. Phân tích
Thời gian nghệ thuật: “đêm trăng”. Đây là bài ca dao tỏ tình kín đáo, tế nhị của chàng trai chưa vợ nên không gian hò hẹn phải nên thơ, phù hợp với nội dung của câu chuyện.
Bài ca dao thể hiện tình cảm của chàng trai đối với cô gái, tỏ ý muốn kết duyên cùng nàng, chàng mượn hình ảnh tre non để muốn hỏi xem nàng đã có thể kết duyên hay không.
2. Phân tích
3. Kết luận
Như vậy,thời gian hiện thực là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh vào tác phẩm,tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm.khác với thời gian của hiện thực,thời gian nghệ thuật mang dấu ấn chủ quan của con người.trong một tác phẩm,có thể thiếu nhiều biện pháp tu từ nhưng không thể thiếu thời gian nghệ thuật. Thời gian trong ca dao là yếu tố quan trọng cho quá trình gợi hứng của lời thơ ,là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt của ca dao so với các thể loại khác thời gian là đặc trưng cơ bản tạo nên sự phong phú và giàu ý nghĩa của ca dao ,góp phần đưa ca dao Việt Nam đạt đến giá trị thẩm mỹ trọn vẹn hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lại văn tuất
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)