Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa
Cập nhật: 16:04 GMT - thứ hai, 30 tháng 4, 2012
Facebook
Twitter
Gửi cho bạn bè
In trang này
/
Đài Loan tuyên bố chủ quyền với đảo Ba Bình
Một nhóm dân biểu và sỹ quan cao cấp của Đài Loan vừa ra thăm Trường Sa trong chuyến đi có khả năng gây căng thẳng về lãnh thổ.
Thông tấn xã Pháp AFP hôm thứ Hai 30/4 đưa tin ba nghị viên và một số sỹ quan Đài Loan đã bay ra đảo Ba Bình, tiếng Trung là đảo Thái Bình, để "tái khẳng định chủ quyền" đối với hòn đảo này.
Ba Bình là hòn đảo duy nhất mà Đài Loan nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.
Ba dân biểu nói trên cũng là thành viên ủy ban quốc phòng thuộc Quốc hội Đài Loan.
Hành động của họ chắc chắn sẽ gây chú ý và gặp chỉ trích của các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, trong đó có Việt Nam.
Hà Nội đã nhiều lần phản đối các động thái của Đài Loan, từ việc xây đường băng máy bay tới việc cử đoàn chuyên gia nghiên cứu ra đảo.
Ngược lại, Đài Loan cũng mới vừa phản đối các tàu bè của Việt Nam hoạt động gần đảo Ba Bình.
Đài Loan đã xây đường băng dài 1.150 mét trên đảo này từ năm 2006 và đã đưa vào hoạt động dù gặp phản đối từ các nước trong khu vực.
Nói về chuyến thăm của các dân biểu Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ bình luận rằng đây là hoạt động `bình thường`.
Các dân biểu được nói đã thị sát công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội đóng trên đảo.
Đảo Ba Bình, diện tích khoảng nửa cây số vuông, nằm cách Cao Hùng của Đài Loan 1.384 km về phía đông nam. Đây là đảo lớn nhất ở Trường Sa.
Đài Loan chiếm đảo này từ 1956 tới nay.
Các nhà lập pháp Đài Loan thăm Trường Sa
 
/
/
/
Sharing



/
Bản đồ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Một nhóm các nhà lập pháp Đài Loan đã đến thăm một chuỗi đảo tranh chấp tại biển Nam Trung Hoa, Việt Nam gọi là Biển Đông để nhắc lại việc Đài Loan đòi chủ quyền ở khu vực này. Ba nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền hôm thứ Hai đã đến đảo Thái Bình, đảo lớn nhất trong chuỗi đảo trường Sa. Quần đảo Trường Sa và vùng biển chung quanh được biết giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Tin tức của Đài Loan cho biết các nhà lập pháp này được một toán nhỏ các nhân viên quân sự đã có mặt tại chỗ thuyết trình. Chuyến đi diễn ra giữa lúc căng thẳng lên cao tại Trường Sa- được Trung Quốc, Brunei, Philippines, Việt Nam và Malaysia tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn bộ vùng này. Tháng trước Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam vì cho rằng những người này vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Hoàng Sa, một chuỗi đảo khác trong vùng. Các ngư dân Việt Nam được thả ra tuần qua, nhưng chỉ sau khi Bắc Kinh nói là họ ký giấy hứa “không xâm phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc, nhất là không đánh cá trên vùng biển của nước này.”
Tranh chấp Biển Đông biến châu Á thành chảo lửa
Dù tiềm ẩn khá nhiều mâu thuẫn nhưng Châu Á vẫn được xem là ổn định và yên bình hơn các châu lục khác. Tuy nhiên, tháng 4 vừa rồi, khu vực này bỗng chốc biến thành “chảo lửa” vì những tranh chấp quyết liệt ở Biển Đông và vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
15 bình chọn
/






 Triều Tiên “châm ngòi lửa” đốt nóng khu vực Ngay từ đầu tháng 4, cả khu vực bán đảo Triều Tiên đã sôi lên sùng sục trước tin Bình Nhưỡng sắp tiến hành một vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ. Một loạt nước đã ngay lập tức có phản ứng gay gắt với kế hoạch này của Triều Tiên. Chưa khi nào, người ta thấy khu vực xung quanh Triều Tiên lại nóng rực và đáng báo động như vậy. Tất cả những lời nói, những động thái diễn ra trong những ngày đầu tháng 4 làm người ta liên tưởng đến một cuộc chiến tranh sắp xảy ra. Một loạt nước, trong đó có cả Trung Quốc – đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên, đều đồng loạt chĩa “mùi dùi tấn công” vào kế hoạch phóng tên lửa của Bình Những bằng những ngôn ngữ cứng rắn và đầy căng thẳng. Tất nhiên, Hàn Quốc – quốc gia láng giềng sát nách và cũng là địch thủ kỳ cựu của Triều Tiên, chính là nước có phản ứng nhanh nhất với thông báo phóng vệ tinh của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 1,02MB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)