Đắk Lắk - Lịch sử, danh nhân, địa danh, di tích
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 27/04/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: Đắk Lắk - Lịch sử, danh nhân, địa danh, di tích thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Năm 1899, thực hiện chính sách bình định Cao Nguyên, Tổng thống Pháp cử viên cai Bu-rơ-goa (Bourgeois) từ phía bắc theo sông Mê-công rẽ vào sông Sêrêpôk đến vùng đất Buôn Đôn, chọn nơi này làm đại lý, với mục đích làm thí điểm trong cuộc bình định Cao Nguyên Trung phần. Tại đây, Bu-rơ-goa chọn một số tù trưởng sơn cước làm cố vấn, đó là Phét Lasa và Y Thu Knul (Khun Zu Nốp) người M’nông-Lào, coi họ là những cộng sự trung thành của các viên khâm sứ ở Dak Lak. Tuy vậy, việc chọn Buôn Đôn làm đại lý của người Pháp đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đồng bào nơi đây. Bu-rơ-goa không tài nào mở rộng được vùng đất cai trị của mình mà còn bị mất uy tín với nhân dân bản địa.
Ngày 22/12/1904, thực dân Pháp chuyển đại lý từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột và chọn nơi này làm thủ phủ của Cao nguyên Dak Dak (thuộc tỉnh Kon Tum), đồng thời giao cho triều đình Việt Nam phối hợp với người Pháp để cai quản.
Ngày 02/7/1923, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định tách phần đất Dak Lak ra khỏi KonTum và thành lập tỉnh riêng. Lúc mới thành lập, dak lak chưa có huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng dựa theo các buôn có sẵn của các dân tộc bản địa, như Ê đê có 151 làng, M’nông có 117 làng, Gia rai có 11 làng, Bih có 24 làng, M’dhur có 120 làng…
Năm 1931, Pháp làm cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, địa bàn tỉnh Dak Lak được chia làm 5 quận là Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Dak Song, Lak và M’drăk, gồm 440 làng. Tỉnh lỵ đóng tại Buôn Ma Thuột. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, về mặt hành chính trên địa bàn tỉnh Dak Lak không có gì thay đổi lớn. Ngày 15/10/1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6, đặt các tỉnh Cao nguyên, trong đó có Dak Lak làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Sau Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm huỷ bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ và đặt tỉnh Dak Lak cũng như các tỉnh khác thuộc Cao nguyên Trung phần của “Việt Nam Cộng hoà”. Nghị định số 158 BNV/NĐ ngày 08/8/1957 chuyển đổi thị trấn Buôn Ma Thuột thành xã Lạc Giao thuộc quận Buôn Ma Thuột. Nghị định số 356 BNV/NĐ ngày 2/7/1958 ấn định các đơn vị hành chính của tỉnh Dak Lak gồm 5 quận, 21 tổng, 77 xã. Riêng Buôn Ma Thuột có các tổng Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Drai Sáp (5 xã).
Ngày 20/12/1963, chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 262 BNV/HC/NĐ thành lập thêm một quận mới của tỉnh Dak Lak, lấy tên là quận Phước An. Lúc bấy giờ Dak Lak gồm có 4 quận: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Lạc Thiện, Phước An. Quận Buôn Ma Thuột không còn tổng nữa, có các xã: Cư Ebu Math, Cư Edru Math, Cư Kphong Math, Cư M’gar Math, Cư Ming Math, Cuôr Dang Math, Chi Lăng, Đạt Lý, Ea Ana Math, Ea Emaih Math, Ea Hbong Math, Ea Hding Maath, Ea Net Math, Ea Kwang Math, Ea Madong Math, Ea Mdhar Math, Ea Kmat Math, Ea Knir Maath, Ea Ktur Math, Ea Pac Math, Ea Bour Math, Kmrong Prông Math, Lạc Giao, Quảng Nhiêu, Tân Điền, Thọ Thành.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), chính quyền Cách mạng đã sắp xếp lại địa bàn hành chính của Dak Lak gồm 5 huyện và 1 thị xã: Krông Buk, Krông Pawc, Dak Mil, Dak Nông, Lak, thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 21/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 08-NĐ/CP, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố trực thuộc tỉnh Dak Lak, lập thêm hai phường mới, chuyển 3 xã qua huyện Ea Súp, 3 xã khác qua huyện Cư Jút, 1 xã về huyện Krông Păc, Nghị định số 71/CP ngày 18/11/1996 của Chính phủ cho phép việc thành lập thêm 4 phường mới thuộc thành phố Buôn Ma Thuột. Như thế, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tính từ thời điểm này có 18 phường, xã.
Đến nay, tỉnh Dak Lak có diện tích tự nhiên 19.599km2, dân số gần 2 triệu người, 44 dân tộc anh em, được phân bố trên 18 huyện, 1 thành phố, đó là: Buôn Ma Thuột, Huyện M’drăc, Ea Kar, Krông Păc
Ngày 22/12/1904, thực dân Pháp chuyển đại lý từ Buôn Đôn về Buôn Ma Thuột và chọn nơi này làm thủ phủ của Cao nguyên Dak Dak (thuộc tỉnh Kon Tum), đồng thời giao cho triều đình Việt Nam phối hợp với người Pháp để cai quản.
Ngày 02/7/1923, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định tách phần đất Dak Lak ra khỏi KonTum và thành lập tỉnh riêng. Lúc mới thành lập, dak lak chưa có huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng dựa theo các buôn có sẵn của các dân tộc bản địa, như Ê đê có 151 làng, M’nông có 117 làng, Gia rai có 11 làng, Bih có 24 làng, M’dhur có 120 làng…
Năm 1931, Pháp làm cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, địa bàn tỉnh Dak Lak được chia làm 5 quận là Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Dak Song, Lak và M’drăk, gồm 440 làng. Tỉnh lỵ đóng tại Buôn Ma Thuột. Từ đó cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, về mặt hành chính trên địa bàn tỉnh Dak Lak không có gì thay đổi lớn. Ngày 15/10/1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6, đặt các tỉnh Cao nguyên, trong đó có Dak Lak làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Sau Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm huỷ bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ và đặt tỉnh Dak Lak cũng như các tỉnh khác thuộc Cao nguyên Trung phần của “Việt Nam Cộng hoà”. Nghị định số 158 BNV/NĐ ngày 08/8/1957 chuyển đổi thị trấn Buôn Ma Thuột thành xã Lạc Giao thuộc quận Buôn Ma Thuột. Nghị định số 356 BNV/NĐ ngày 2/7/1958 ấn định các đơn vị hành chính của tỉnh Dak Lak gồm 5 quận, 21 tổng, 77 xã. Riêng Buôn Ma Thuột có các tổng Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Drai Sáp (5 xã).
Ngày 20/12/1963, chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 262 BNV/HC/NĐ thành lập thêm một quận mới của tỉnh Dak Lak, lấy tên là quận Phước An. Lúc bấy giờ Dak Lak gồm có 4 quận: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Lạc Thiện, Phước An. Quận Buôn Ma Thuột không còn tổng nữa, có các xã: Cư Ebu Math, Cư Edru Math, Cư Kphong Math, Cư M’gar Math, Cư Ming Math, Cuôr Dang Math, Chi Lăng, Đạt Lý, Ea Ana Math, Ea Emaih Math, Ea Hbong Math, Ea Hding Maath, Ea Net Math, Ea Kwang Math, Ea Madong Math, Ea Mdhar Math, Ea Kmat Math, Ea Knir Maath, Ea Ktur Math, Ea Pac Math, Ea Bour Math, Kmrong Prông Math, Lạc Giao, Quảng Nhiêu, Tân Điền, Thọ Thành.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), chính quyền Cách mạng đã sắp xếp lại địa bàn hành chính của Dak Lak gồm 5 huyện và 1 thị xã: Krông Buk, Krông Pawc, Dak Mil, Dak Nông, Lak, thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 21/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 08-NĐ/CP, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố trực thuộc tỉnh Dak Lak, lập thêm hai phường mới, chuyển 3 xã qua huyện Ea Súp, 3 xã khác qua huyện Cư Jút, 1 xã về huyện Krông Păc, Nghị định số 71/CP ngày 18/11/1996 của Chính phủ cho phép việc thành lập thêm 4 phường mới thuộc thành phố Buôn Ma Thuột. Như thế, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tính từ thời điểm này có 18 phường, xã.
Đến nay, tỉnh Dak Lak có diện tích tự nhiên 19.599km2, dân số gần 2 triệu người, 44 dân tộc anh em, được phân bố trên 18 huyện, 1 thành phố, đó là: Buôn Ma Thuột, Huyện M’drăc, Ea Kar, Krông Păc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)