ĐẠI TƯỚNG trong 2 cuộc kháng chiến.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: ĐẠI TƯỚNG trong 2 cuộc kháng chiến.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bộ sưu tập gồm 40 bức ảnh quý về Đại tướng trong hai cuộc trường kì kháng chiến gian khổ nhất
ĐẠI TƯỚNG
Người “Anh Cả”của quân đội
trong hai cuộc kháng chiến
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của QĐND Việt Nam.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ảnh bên:Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Bùi Bằng Đoàn tại Lễ phong quân hàm Đại tướng ngày 28/5/1948 ở, ATK Định Hóa, Thái Nguyên. 
Văn bản gốc Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp – Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại ATK Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950.
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Ngày 6.12.1953 tại Việt Bắc, Đại tướng BC phương án chiến dịch trình Bác Hồ và lãnh đạo Đảng ra Quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khối bộc phá 900 kg nổ lúc 20h30 ngày 6/5/1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng công kích của Bộ chỉ huy cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ ngay sau ngày chiến thắng vĩ đại 7/5/1954.
Các chiến sĩ thi đua trong chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh đại tướng tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới (1950)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Võ Nguyên Giáp (thứ ba từ phải sang) xem bản đồ chiến dịch năm 1950
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (tháng 5.1973) - Ảnh: TTXVN
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quan sát bộ đội hải quân luyện tập sẵn sàng chiến đấu (1964)
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên, chính uỷ đoàn 559 Đặng Tính nói chuyện tại một lán rừng Trường Sơn (3.1973).
Đại tướng hướng dẫn Bac Hồ thăm một đơn vị quân đội diễn tập năm 1957 (Ảnh AP)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: `Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc`.
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: `...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...`.
Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hỏi các chiến sĩ Đoàn 559 năm 1968
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hỏi anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn mùa khô 1972-1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
Đại tướng thị sát chiến trường trên đường Trường Sơn và đến thăm hỏi cán bộ chiến sĩ Trung đoàn ô tô vận tải 13 đang làm nhiệm vụ vận tải chi viện chiến trường (13/3/1973).
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969.
Thay lời kết
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa ra đi, Nhưmng những hình ảnh Đại tướng còn mãi trong lòng các chiến sĩ cũng như toàn dân tộc.
Bộ sưu tập ảnh quý này NST chủ yếu rút từ Trang mới nhất của VTC.com, có bổ sung 1 số ảnh của các hãng TT nước ngoài cùng với Tiêu đề & chỉnh lí lời chú dẫn cho phù hợp bộ Slide
----------------------------------------------
NST PHH 7 -10 - 2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)