DAI THAO DUONG

Chia sẻ bởi Võ Dương Thanh | Ngày 23/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: DAI THAO DUONG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
HAY TiỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường từng được biết đến từ thời cổ đại.
Những tài liệu cổ của người Ai Cập từ 1.500 năm trước Công nguyên đã mô tả một bệnh suy mòn với tình trạng nước tiểu của người bệnh có vị ngọt
Từ những năm 1850 trở đi, các cuộc khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã gợi ý, bệnh xuất hiện là do tuyến tụy không bảo đảm được chức năng bình thường.
I. TỔNG QUAN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) HAY TIỂU ĐƯỜNG
Năm 1922, Fred Banting và Charles Best thuộc Đại học Tổng hợp Toronto (Canada) thông báo họ đã tìm ra insulin và ứng dụng thành công chất này trong điều trị bệnh tiểu đường ở người.
I. TỔNG QUAN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) HAY TIỂU ĐƯỜNG
Nhiều bác sĩ cho rằng các tế bào biệt hóa, được gọi là tiểu đảo Langerhan, sản sinh ra một hóa chất giúp cơ thể điều hòa nồng độ đường trong máu. Bệnh tiểu đường xuất hiện khi hóa chất này không được sản sinh.
Vào tháng 5 năm 1922, Leonard Thompson, 14 tuổi, đã được điều trị thành công ở Bệnh viện Toronto bằng tinh chất này (được gọi là insulin)
Năm 1955, Frederick Sanger, người đoạt giải thưởng Nobel, đã tìm ra chuỗi axit amin của insulin người.
Năm 1928, Oskar Wintersteiner đã chứng minh rằng insulin là một protein.
I. TỔNG QUAN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) HAY TIỂU ĐƯỜNG
II. INSULIN VÀ CÁC TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA
Insulin lần đầu tiên được tách riêng từ tuyến tụy năm 1922 do Banting và Best, là một phân tử polypeptid lớn, gồm 51 amino acid, nối với nhau bằng cầu nối disunfur.
II. INSULIN VÀ CÁC TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA
II. INSULIN VÀ CÁC TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA
II. INSULIN VÀ CÁC TÁC DỤNG CHUYỂN HÓA
IV. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus – DM) được định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc cả hai trong cơ thể người bệnh.
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
IV. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
2. Phân loại
2.1. Bệnh đái tháo đường týp 1
2.2. Bệnh đái tháo đường týp 2
3.3. Bệnh đái tháo đường thai kỳ
3.4. Những thể bệnh đái tháo đường đặc biệt
IV. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
3. Triệu chứng
Những biểu hiện ngoài da
Triệu chứng về mắt
Tiêu hoá
Hô hấp
Tim mạch
Triệu chứng về thận - tiết niệu
Triệu chứng thần kinh
Tổn thương bàn chân
V. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 1
●  Cơ chế qua trung gian miễn dịch:
Quá trình tổn thương tế bào bêta là quá trình tự miễn dịch. Những cá nhân có tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 1 sau một tấn công của môi trường bên ngoài như (virut quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C).
+ Những cá thể có mang kháng nguyên HLA B8, B15 nhất là DR3, DR4, DR3/DR4 sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 1.
+ Các yếu tố môi trường trên sẽ tấn công những cá thể có tố bẩm di truyền đối với đái tháo đường týp 1. Chỉ một tổn thương rất nhỏ của tế bào bêta cũng làm giải phóng ra kháng nguyên, kích thích cơ thể sinh tự kháng thể gây hoạt hoá phản ứng viêm tiểu đảo tự miễn. Các kháng nguyên có thể là GAD (glutamic acid decarboxylase) một protein Kd nằm trong bào tương của tế bào bêta.
+ Tự kháng thể sẽ phản ứng với kháng nguyên. Đại thực bào lympho được hoạt hoá sẽ tập trung quanh tiểu đảo gây ra phản ứng viêm. Tế bào lympho T tiết ra các hoá chất trung gian trong đó có interleukin-1 gây ảnh hưởng độc với tế bào bêta. Interleukin-1 cảm ứng sự hình thành các gốc tự do làm tế bào bêta bị tổn thương và phá hủy dẫn đến ngừng tiết insulin.
● Cơ chế không qua trung gian miễn dịch:
Một số ít trường hợp đái tháo đường týp 1 không tìm thấy nguyên nhân, không có liên quan với HLA (human leucocyte antigen) nhưng có yếu tố di truyền rất rõ.
V. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 1
V. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
+ Rối loạn tiết insulin:
tiết insulin đáp ứng với glucose giảm sút.
+ Kháng insulin:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin.
do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích.
Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể
hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể.
Do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học.
V. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Mặt khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin.
Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:
. insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ.
. insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.
VI. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Phòng ngừa
a. Giảm cân
b. Chế độ ăn
c. Tập thể dục 
d. Lối sống lành mạnh 
2. Điều trị
VI. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
a. Chế độ ăn
b. Thể dục liệu pháp
c. Thuốc làm hạ đường huyết
● Thuốc uống hạ đường huyết:
● Insulin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Dương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)