Đại Dũng
Chia sẻ bởi Mai Xuân Thượng |
Ngày 06/11/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đại Dũng thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Đại dũng
Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa.
Dũng không phải là thấy việc bất bình thì “động thủ”, liều chết xông lên. Khi bị binh lính hành hình trên thập tự giá, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Đức Chúa Giê Su nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”. Tinh thần điềm đạm và nhân ái ấy chính là đại dũng.
Người dụng võ đại dũng chân chính, chiếu không thẳng không ngồi (tịch bất chính bất tọa), việc phi nghĩa không nhúng tay. Nhưng, được mấy người như vậy? Thế sự phù trầm trên con đường tu học, người giác ngộ thì ít, kẻ giả vờ giác ngộ thì nhiều. Vì vậy, lời hát hay không lọt được vào tai chúng nhân, hát líu lo bậy bạ thì chúng lại cùng nhau vỗ tay khen hay.
Trong Lục tài tử thư (1), Nam Hoa Kinh của Trang tử là bộ sách xếp hàng thứ nhất. Để miêu tả tinh thần đại dũng của một hiền sĩ qua hình ảnh loài chim Uyên Sồ; Thiên Thu Thủy trong Nam Hoa Kinh có đoạn chép:
Huệ tử làm quan nước Lương, Trang tử tính qua nước Lương thăm. Nhưng, có kẻ nói với Huệ tử: “Trang tử mà qua đây là để cùng ông tranh ngôi tướng quốc”. Huệ tử sợ, cho kẻ canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợi Trang tử đến thì bắt.”
Trang tử hay chuyện, không đi. Sau rồi lại đến. Gặp Huệ tử ,Trang tử bảo: “Phương Nam có con chim tên là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ bay từ biển Nam qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không chịu đậu; nếu không gặp hột luyện thì không ăn; nếu không gặp giếng nước ngọt thì không uống”.
Có con chim ụt đang rỉa xác chuột chết giữa cánh đồng, thấy Uyên Sồ bay ngang, sợ nó giành miếng ăn nên kêu to lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống.
Nay vì sợ cái ngôi tướng quốc của ông ở nước Lương nên ông kêu to lên để dọa tôi sao?”
Chiến Quốc Sách viết chuyện Yêu Ly và Khánh Kỵ: Yêu Ly vì cảm cái nghĩa của Hạp Lư mà hứa giúp cho để lừa giết Khánh Kỵ. Một hôm Khánh Kỵ ngồi ở mũi thuyền chỉ huy binh sĩ, thì Yêu Ly cầm kích đứng sau lưng mà hầu, thừa lúc thuận chiều, đâm kích suốt qua bụng Khánh Kỵ. Khánh Kỵ sức khỏe phi thường, liền trở tay với bắt Yêu Ly, xách ngược lên, dìm đầu xuống nước ba lần, nhưng rồi lại ẵm lên để trong lòng, cúi nhìn cười và bảo: “Thiên hạ lại còn có kẻ dũng sĩ này có gan đâm ta chớ!”
Các tướng sĩ toan đâm chết Yêu Ly, nhưng Khánh Kỵ gạt đi, bảo: “Người này là một bậc đại dũng. Trong một ngày chớ nên để chết hai người dũng sĩ của thiên hạ. Các ngươi nên tha hắn, để hắn về Ngô tỏ lòng trung”.
Khánh Kỵ tha Yêu Ly rồi rút ngọn kích trong bụng ra mà chết. Sau đó, Yêu Ly cảm tinh thần đại dũng của Khánh Kỵ liền rút gươm tự sát.
Yêu Ly là người đại dũng. Khánh Kỵ lại còn là người trên người đại dũng.
Lạn Tương Như, một bậc đại dũng, người đời Chiến Quốc, môn hạ của vua Triệu. Qua việc dâng ngọc cho vua Tần mà tỏ dũng khí buộc vua Tần phải giữ lời hứa giao thành đổi ngọc cho Triệu. Cảm nghĩa khí ấy, vua Triệu ban tặng lời khen ngợi và phong chức Thượng tướng trước quần thần cho Lạn Tương Như.
Cũng vì lời khen và phong chức cho Lạn Tương Như của vua Triệu mà tướng quốc Liêm Pha của Triệu đem lòng ganh tị, bất mãn. Lạn Tương Như biết được nên tìm đường lánh Liêm Pha không cho gặp mặt.
Có lần Lạn Tương Như ra đường gặp Liêm Pha trước sau tả hữu quân lính ồ ạt theo hầu. Tương Như thấy vậy bảo người đánh xe tránh vào ngõ hẻm, chờ Liêm Pha qua khỏi mới đi. Kẻ thủ hạ thấy vậy muốn biết nguyên nhân.
Lạn Tương Như hỏi: “Các ngươi xem Liêm tướng quân uy lực có bằng vua Tần không?”. Bọn xá nhân đáp: “Không bằng”. Lạn Tương Như nói: “Lấy cái uy lực của vua Tần trong thiên hạ không ai dám chống, thế mà ta dám đương nhiên mắng vào mặt vua Tần và làm nhục cả quần thần. Ta dẫu hèn, há sợ Liêm Pha sao? Tuy nhiên ta nghĩ sở dĩ nước Tần không dám đánh Triệu là vì có ta và Liêm Pha. Nay nếu ta và Liêm Pha vì hiềm khích hại nhau, Tần sẽ thừa cơ đem quân đánh Triệu
Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa.
Dũng không phải là thấy việc bất bình thì “động thủ”, liều chết xông lên. Khi bị binh lính hành hình trên thập tự giá, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Đức Chúa Giê Su nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”. Tinh thần điềm đạm và nhân ái ấy chính là đại dũng.
Người dụng võ đại dũng chân chính, chiếu không thẳng không ngồi (tịch bất chính bất tọa), việc phi nghĩa không nhúng tay. Nhưng, được mấy người như vậy? Thế sự phù trầm trên con đường tu học, người giác ngộ thì ít, kẻ giả vờ giác ngộ thì nhiều. Vì vậy, lời hát hay không lọt được vào tai chúng nhân, hát líu lo bậy bạ thì chúng lại cùng nhau vỗ tay khen hay.
Trong Lục tài tử thư (1), Nam Hoa Kinh của Trang tử là bộ sách xếp hàng thứ nhất. Để miêu tả tinh thần đại dũng của một hiền sĩ qua hình ảnh loài chim Uyên Sồ; Thiên Thu Thủy trong Nam Hoa Kinh có đoạn chép:
Huệ tử làm quan nước Lương, Trang tử tính qua nước Lương thăm. Nhưng, có kẻ nói với Huệ tử: “Trang tử mà qua đây là để cùng ông tranh ngôi tướng quốc”. Huệ tử sợ, cho kẻ canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợi Trang tử đến thì bắt.”
Trang tử hay chuyện, không đi. Sau rồi lại đến. Gặp Huệ tử ,Trang tử bảo: “Phương Nam có con chim tên là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ bay từ biển Nam qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không chịu đậu; nếu không gặp hột luyện thì không ăn; nếu không gặp giếng nước ngọt thì không uống”.
Có con chim ụt đang rỉa xác chuột chết giữa cánh đồng, thấy Uyên Sồ bay ngang, sợ nó giành miếng ăn nên kêu to lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống.
Nay vì sợ cái ngôi tướng quốc của ông ở nước Lương nên ông kêu to lên để dọa tôi sao?”
Chiến Quốc Sách viết chuyện Yêu Ly và Khánh Kỵ: Yêu Ly vì cảm cái nghĩa của Hạp Lư mà hứa giúp cho để lừa giết Khánh Kỵ. Một hôm Khánh Kỵ ngồi ở mũi thuyền chỉ huy binh sĩ, thì Yêu Ly cầm kích đứng sau lưng mà hầu, thừa lúc thuận chiều, đâm kích suốt qua bụng Khánh Kỵ. Khánh Kỵ sức khỏe phi thường, liền trở tay với bắt Yêu Ly, xách ngược lên, dìm đầu xuống nước ba lần, nhưng rồi lại ẵm lên để trong lòng, cúi nhìn cười và bảo: “Thiên hạ lại còn có kẻ dũng sĩ này có gan đâm ta chớ!”
Các tướng sĩ toan đâm chết Yêu Ly, nhưng Khánh Kỵ gạt đi, bảo: “Người này là một bậc đại dũng. Trong một ngày chớ nên để chết hai người dũng sĩ của thiên hạ. Các ngươi nên tha hắn, để hắn về Ngô tỏ lòng trung”.
Khánh Kỵ tha Yêu Ly rồi rút ngọn kích trong bụng ra mà chết. Sau đó, Yêu Ly cảm tinh thần đại dũng của Khánh Kỵ liền rút gươm tự sát.
Yêu Ly là người đại dũng. Khánh Kỵ lại còn là người trên người đại dũng.
Lạn Tương Như, một bậc đại dũng, người đời Chiến Quốc, môn hạ của vua Triệu. Qua việc dâng ngọc cho vua Tần mà tỏ dũng khí buộc vua Tần phải giữ lời hứa giao thành đổi ngọc cho Triệu. Cảm nghĩa khí ấy, vua Triệu ban tặng lời khen ngợi và phong chức Thượng tướng trước quần thần cho Lạn Tương Như.
Cũng vì lời khen và phong chức cho Lạn Tương Như của vua Triệu mà tướng quốc Liêm Pha của Triệu đem lòng ganh tị, bất mãn. Lạn Tương Như biết được nên tìm đường lánh Liêm Pha không cho gặp mặt.
Có lần Lạn Tương Như ra đường gặp Liêm Pha trước sau tả hữu quân lính ồ ạt theo hầu. Tương Như thấy vậy bảo người đánh xe tránh vào ngõ hẻm, chờ Liêm Pha qua khỏi mới đi. Kẻ thủ hạ thấy vậy muốn biết nguyên nhân.
Lạn Tương Như hỏi: “Các ngươi xem Liêm tướng quân uy lực có bằng vua Tần không?”. Bọn xá nhân đáp: “Không bằng”. Lạn Tương Như nói: “Lấy cái uy lực của vua Tần trong thiên hạ không ai dám chống, thế mà ta dám đương nhiên mắng vào mặt vua Tần và làm nhục cả quần thần. Ta dẫu hèn, há sợ Liêm Pha sao? Tuy nhiên ta nghĩ sở dĩ nước Tần không dám đánh Triệu là vì có ta và Liêm Pha. Nay nếu ta và Liêm Pha vì hiềm khích hại nhau, Tần sẽ thừa cơ đem quân đánh Triệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Xuân Thượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)