ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 10/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CĐ Y TẾ BÌNH DƯƠNG
BÀI GIẢNG
GV : Thân Thị Diệp Nga
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
SINH HỌC T? B�O
GV TH�N TH? DI?P NGA
Cơ chế nào giúp cho các sinh vật này từ một tế bào ban đầu (hợp tử) phát triển thành cơ thể có hàng tỉ tế bào?
CHƯƠNG I:
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
CỦA TẾ BÀO

I-ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO
II- CẤU TRÚC TẾ BÀO TIỀN NHÂN
III- CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THẬT
IV-THÀNH PHẦN HÓA HỌC


I-ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO


1- Hình dạng và kích thước tế bào

Hãy quan sát và rút ra nhận xét về hình dạng và kích thước của tế bào ?
Hình dạng tế bào
Hình dạng tế bào
Hình dạng tế bào
Hình dạng tế bào
Hình dạng tế bào
Hình dạng tế bào
1- Hình dạng ,kích thước
- Hình dạng :Thay đổi và tùy thuộc vào tính chuyên hóa của chúng
Tế bào thần kinh với rất nhiều nhánh để nhận tín hiệu
Tế bào duy nhất của trùng đế giày với nhiều lông.
Các dạng của tế bào có thể là hình khối, hình tròn, nhiều cạnh, hình trụ, hình trứng, hình đĩa…
- Kích thước của tế bào rất khác nhau đối với các loài khác nhau. Nói chung tế bào có độ lớn trung bình vào khoảng 3-30 m.
Tế bào có kích thước lớn nhất là trứng đà điểu có đường kính đạt tới 17,5 cm.
2- Số lượng tế bào
Cơ thể sống có thể cấu tạo từ một TB (cơ thể đơn bào),
Một nhóm tế bào (tập đoàn đơn bào)
Vô số tế bào với hình dạng và kích thước khác nhau (cơ thể đa bào).
VD: cơ thể người có khoảng 6.1014 TB và tạo nên hơn 200 loại TB khác nhau.
3- Phân loại tế bào: Chia 2 nhóm
- TB tiền nhân( Prokaryote) : Không có màng nhân, NDA có cấu trúc xoắn vòng kín, không có bào quan có màng
- TB nhân thật ( Eukaryote): Có nhân, có màng nhân,Nhiều bào quan có màng bao
II- CẤU TRÚC TÊ BÀO TIỀN NHÂN


Cấu tạo một tế bào vi khuẩn


II- CẤU TRÚC TẾ BÀO TIỀN NHÂN

Gồm các vi khuẩn, vi khuẩn lam và vi khuẩn cổ. Cơ thể rất nhỏ:
Hình dạng: Hình cầu hoặc hình trứng, có thể gắn thành từng chuỗi, họp thành bộ 4 hay gắn thành chùm, sợi .Một số có roi(Chiên mao).
Cơ thể luôn luôn là một TB.DNA nhỏ độc lập, dạng vòng( Plasmid)
Không có màng nhân và các cấu trúc có màng.Vách TB Được cấu tạo bởi murein

III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT

III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
( Nhân chuẩn)
III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
( Nhân chuẩn)
Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào
Bên trong màng là chất nguyên sinh , nhân và các bào quan
Cấu trúc Tế bào của cơ thể động vật và thực vật có khác nhau.
Cấu trúc TB động vật điển hình
Cấu trúc TB thực vật điển hình
Cấu tạo tế bào thực vật

III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
A- MÀNG TẾ BÀO( màng sinh chất)
1- Khái niệm màng sinh chất:
Màng mang tính chất sống, bao bên ngoài chất nguyên sinh, bất đối xứng,
Có bản chất như một màng lọc lớn, kiểm soát các chất qua lại trên màng, chọn lọc các chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào và thải chất bã.

Mô hình cấu trúc màng sinh chất
2- Cấu tạo màng sinh chất:
a- Cấu trúc
Màng gồm ba lớp, dày khoảng 7,5 nm, có thể thay đổi ít tùy loại tế bào
Lớp đôi lipit có hai đầu: đầu ưa nước quay ra ngoài, đầu kị nước quay vào trong,
- Lớp protein cũng có hai loại như ở tế bào nhân sơ, gồm protein bám vào hai mặt bên ngoài màng và protein khảm.

A- MÀNG TẾ BÀO
TP lipid của màng và lớp đôi Lipid


A- MÀNG TẾ BÀO( màng sinh chất)

2- Cấu tạo màng sinh chất:
b- Thành phần sinh hóa;
Lipid: Dạng photpholipid
Protein: Protein xuyên màng, protein ngoài màng
Glucid: Oligosaccrid, polysaccarid

3- Lớp phủ bề mặt:
Màng nguyên sinh bao ngoài tế bào rất mỏng manh, nên phần lớn tế bào đều có lớp phủ bề mặt để bảo vệ, nâng đỡ và nối liền các tế bào :
-Thực vật đó là vách của TB
Động vật là lớp glycocalyx ( vỏ của TB)
-Một số nấm hay côn trùng có chitin
Tế bào động vật

Vách của ba TB thực vật liên kề

4- Chức năng của màng:
- Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường
- Là hàng rào cho phép vật chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động
- Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học
- Xử lý thông tin
+ Nhận diện : nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù
+ Kich thich hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chất
- Làm giá thể cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng, cố định các chất độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.
4- Chức năng của màng:
a- Ngăn cách tế bào với môi trường:
-Màng TB mang tính chất sống nên có đặc tính như một màng ngăn kiểm soát tất cả các chất qua lại trên màng: Sự thấm có chọn lọc.
-Màng là nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ ngoài vào trong TB
-Trên màng có các Enzym giúp cho quá trình TĐC
Sự dính giữa các TB trong mô vừa là màng ngăn vừa tạo ĐK để các chất cần thiết qua lại dễ dàng.
4- Chức năng của màng:
b-Vận chuyển các chất qua màng
Màng sinh chất để cho các chất đi qua theo cả hai hướng:
+ Các chất đi vào là những chất cần thiết cho các quá trình sống và là nguyên liệu để tổng hợp nên các chất xây dựng cấu trúc của tế bào
+ Chất thải ra là các sản phẩm trao đổi chất, chất dư thừa.
-

b- Vận chuyển các chất qua màng

- Sự vận chuyển các chất qua màng không chỉ phụ thuộc vào kích thước và bản chất chất được vận chuyển, mà còn phụ thuộc vào cấu tạo và tính chất của màng.
- Có hai phương thức vận chuyển: + Thụ động( Khuếch tán) : Không cần năng lượng do TB cung cấp
Chủ động( vận chuyển tích cực) : Cần năng lượng do TB cung cấp vì ngược chiều nồng độ
4- Chức năng của màng:
c- Nhập bào: Đây là hình thức tế bào thu nhận các chất có kích thước phân tử lớn
- Thực bào: Chất được thu nhận là chất rắn
- Ẩm bào: Chất thu nhận là chất lỏng.
- Nhập bào nhờ thể nhận mang tính chuyên biệt cao. Màng lõm vào trong, được phủ bởi thể nhận có bản chất protein, bao lấy đại phân tử và chuyển vào trong tế bào .
4- Chức năng của màng:
e- Sự trao đổi thông tin qua màng
Qua màng, tế bào phát đi và thu nhận thông tin để điều chỉnh các hoạt động sống.
Thông tin ở dạng những tín hiệu hoá học (có bản chất protein), có khả năng liên kết đặc trưng với các thụ quan hoạt hoá hoặc thụ quan ức chế của màng.
e- Sự trao đổi thông tin qua màng
- Tín hiệu có thể là nội tiết khi tế bào phát thông tin ở xa tế bào nhận thông tin và lúc này sự truyền đạt thông tin qua các hormon theo hệ mạch máu đưa tới.
- Tín hiệu cũng có thể là tự tiết nếu như tín hiệu tác động đến bản thân tế bào phát ra tín hiệu.
Tác động của tín hiệu có thể là kích thích hoặc ức chế.
5- Bệnh của màng
Các tế bào khối u liên quan chủ yếu đến cấu trúc phân tử của màng.
- Liên quan đến sự gia tăng phospholipit chưa bão hòa và sự hạ thấp lượng cholesterol màng.
- Liên quan đến sự gia tăng điện âm trên bề mặt của màng kéo theo sự gia tăng tốc độ di chuyển điện.
- Liên quan đến chỗ nối giữa các tế bào ở cạnh nhau, theo chiều hướng giảm hoặc biến mất.
- Liên quan đến sự phát tán. Các tế bào ung thư bị mất đặc tính dính nhau, chúng sinh sôi trong cơ thể và tạo thành những di căn.
III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
B- TẾ BÀO CHẤT
Tế bào chất là khối chất sống nằm giữa màng nguyên sinh chất và màng ngoài của nhân. Tế bào chất gồm chất nguyên sinh (cytosol = hyaloplasm) và các bào quan.
1- CÁC BÀO QUAN
Mạng nội chất của TB động vật

1.1-Mạng nội chất
1- CÁC BÀO QUAN
Sự gắn nhãn trên mạng nội chất

1.2- Thể ribô ( Ribosome)

Tổng hợp protein cho TB
1.3 Ty thể:
Ty thể (Mitochondria)
Có bộ ADN riêng
Bao quanh bởi màng kép
Ty thể (Mitochondria)
Phân giải chất dinh dưỡng (Hô hấp tế bào)
Đường Glucose
Axit béo
Tạo ra năng lượng
ATP
Cấu tạo lục lạp A

1.4- Lạp thể

Lục lạp (Chloroplast)
Tiến hóa từ quang hợp vi khuẩn
Cơ quan tích lũy năng lượng mặt trời
Quang hợp
Thực hiện tại lục lạp
Tạo ra thực phẩm của tế bào – glucose
Thể golgi của tế bào động vật:

1.5 – Phức hệ golgi
1.6 – Lysosome(Tiêu thể)
1.6 – Lysosome(Tiêu thể)
Là túi dự trữ Enzym tiêu hóa  Thủy phân đại phân tử trong TB
Là thể có màng bao bọc không thấm nước.
Nếu hoạt động không bình thường sẽ gây bệnh.
1.7 – Peroxysome
Peroxysome là những hạt nhỏ, có màng bao dày 6-8 nm, giống màng của lưới nội chất trơn.
1.8 – Bộ xương tế bào( vi sợi và vi ống)
1.8 – Bộ xương tế bào( vi sợi và vi ống)
Trong tế bào chất, ngoài các bào quan, các thể ẩn nhập còn tồn tại hệ thống các vi sợi và vi ống tạo nên bộ khung xương của tế bào.
Hệ thống vi sợi và vi ống không chỉ có vai trò nâng đỡ mà còn có vai trò vận động.
Bổ sung các nhóm thực phẩm từ cá, đậu nành, khoai lang, rau cải cung cấp "thần dược" trẻ hóa làn da.
Bổ sung collagen tự nhiên từ thực phẩm
1.9 - Trung thể

Trung thể là bào quan thường có trong tế bào động vật đa bào cũng như đơn bào, nằm ở trung tâm tế bào, gần nhânGiúp NSTđi về 2 cực
1.10 – Lông và roi
Lông hay là tiêm mao và roi hay là tiên mao là những sợi tế bào chất nhô ra từ cấu trúc tế bào, có chức năng vận động
Người ta phân biệt lông với roi ở chiều dài của chúng và số lượng chúng trong tế bào.
1.11 – Không bào

Sự hình thành không bào ở thực vật
Không bào
Có màng bao quanh túi dự trữ
Số lượng nhiều ở thực vật
Tạo sức trương cho TB cây không bị héo
Chứa:
Nước
Chất dinh dưỡng
Chất thải
III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
2- Nguyên sinh chất:
Thành phần của chất nguyên sinh gồm:
- Dịch lỏng( dịch TBC):
- Khung Protein( Khung xương tế bào)

III- CẤU TRÚC TB NHÂN THẬT
C- NHÂN TẾ BÀO:




Nhiễm sắc thể của tế bào
nhân thật (x 500)

Thể nhân

C- NHÂN TẾ BÀO:
1- Hình thái số lượng:
Thay đổi tùy chức năng, hình dạng TB:
+ Hình cầu( TB biểu mô)
+ Hình dài( TB cơ trơn)
+ Hình đĩa( TB biểu mô lót)
+ Hình dị dạng( TB khổng lồ)
+ Hình cuốn tổ sâu( TB khối u)
- Số lượng: Thường có 1 nhân( Gan đa bội,TB tủy xương hàng chục)
2- CẤU TRÚC NHÂN TẾ BÀO:
Gồm Màng nhân, NST, hạch nhân, dịch nhân
a- Màng nhân: Là màng đôi dày 7.5 m, có nhiều lỗ( TĐC)
Chức năng: Màng nhân kiểm soát sự trao đổi giữa nhân và tế bào chất, ngăn cách vật chất di truyền với tế bào chất trong gian kì. Lớp lamina có vai trò trong sự hòa tan và tái tạo lại màng nhân khi tế bào phân chia.
MÀNG NHÂN TẾ BÀO:

C- NHÂN TẾ BÀO:
b- Chất nhiễm sắc và nhiễm sắc thể:
- Chất nhiễm sắc là những chất có tính chất bắt màu đặc biệt. Đó là những hạt, sợi hoặc búi nằm trong nhân và làm thành mạng lưới.
- Sợi nhiễm sắc rất dài, thích nước, chứa ADN liên kết với histon.
- Khi tế bào bắt đầu phân chia, các sợi nhiễm sắc xoắn chặt, tạo thành nhiễm sắc thể, bắt màu mạnh.

2- NHÂN TẾ BÀO:

b- Chất nhiễn sắc và nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể luôn có hình dạng và đặc tính không thay đổi dù thuộc tế bào của mô nào.
Mỗi nhiễm sắc thể có cấu trúc phức tạp, gồm ADN và nhiều loại protein gắn vào.
Mỗi nhiễm sắc thể có hai nhánh dính nhau ở tâm động.. Khi bước vào chu kì phân chia, nhiễm sắc thể nhân đôi, còn dính nhau ở tâm động.
C- NHÂN TẾ BÀO:
b- Chất nhiễm sắc và nhiễm sắc thể:

Chức năng: Nhiễm sắc thể mang thông tin di truyền, bảo đảm bộ gen của loài trong quá trình tế bào phân chia.
C- NHÂN TẾ BÀO:
c- Hạch nhân( Nhân con):
Nhân chứa 1 -2 nhân con.Hình cầu, hình trứng. Gồm DNA và Protein
Chức năng:
Nhân con tổng hợp r-ARN, đóng gói và tích luỹ ribosome. Ngoài ra nhân con còn có vai trò điều chỉnh sự vận chuyển các m-ARN từ nhân ra tế bào chất và điều chỉnh quá trình phân bào.

C- NHÂN TẾ BÀO:

d- Dịch nhân
Nằm bên trong màng nhân, ít ăn màu.
Trong thành phần của dịch nhân có các loại protein khác nhau trong đó có nucleoproteit, các glicoproteit và phần lớn các enzym của nhân, đặc biệt là các enzym tham gia vào sự tổng hợp axit nucleic (ADN và các loại ARN).
C- NHÂN TẾ BÀO:
3- Chức năng:
Tích và truyền thông tin di truyền (dưới dạng ADN) từ thế hệ này sang thế hệ khác bảo đảm tính liên tục di truyền nhờ khả năng nhân đôi ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể và phân bố bộ NST về hai tế bào con.
Điều hoà và điều khiển các hoạt động sống của tế bào:Nhân cần cho sự sống của TB
Bài tập ô chữ
13. Có 6 chữ: Bào quan có chứa sắc tố diệp lục trong tế bào thực vật

13
12. Có 7 chữ: Là hình thức dinh dưỡng của thực vật
12
11. Có 4 chữ: Thành phần của tế bào chứa nhân con và chất nhiễm sắc
11
10. Có 8 chữ: Đơn vị cấu tạo nên grana của lục lạp
10
9. Có 12 chữ: Cấu trúc bao bọc tế bào có thành phần chủ yếu là photpholipit
9
8. Có 8 chữ: Cấu trúc dạng nhỏ nằm trong nhân tương
8
7. Có 8 chữ: Là bào quan có chức năng tham gia tạo thành thoi phân bào khi tế bào động vật phân chia
7
6. Có 11 chữ: Là 1 hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất
6
5. Có 7 chữ: Những cấu trúc nằm trong tế bào chất thực hiện các chức năng sống khác nhau cho tế bào.
5
4. Có 8 chữ: Loại bào quan dễ tìm thấy ở thực vật, chứa nhiều chất dự trữ
4
3. Có 7 chữ: bào quan không màng, chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào
3
2. Có 10 chữ: nằm bên ngoài màng sinh chất, được cấu tạo bằng xenlulôzơ ở tế bào thực vật
2
1. Có 5 chữ: Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng ATP cho hoạt động tế bào
1
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)