Dai cuong kim loai

Chia sẻ bởi Phung Thi Kim Thanh | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: dai cuong kim loai thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

II – CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIM LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử kim loại
- Hầu hết có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại (ở phía dưới, bên trái bảng tuần hoàn) nhìn chung lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố phi kim (ở phía trên, bên phải bảng tuần hoàn)

2. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại
Có ba kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng là lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương

3. Liên kết kim loại
Là liên kết hóa học hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tự do di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loại .

III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
1. Tính chất chung
Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim
Tóm lại:  những tính chất vật lí chung của kim loại như trên chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra .


3. Tính chất riêng
a) Khối lượng riêng
-Li nhỏ nhất (d = 0,5 g/cm3)
-Osimi (Os) lớn nhất (d = 22,6 g/cm3).
b) Nhiệt độ nóng chảy:
-Thấp nhất là Hg (–39oC, điều kiện thường tồn tại ở trạng thái lỏng)
-Cao nhất là W (vonfam, 3410oC)
c) Tính cứng: phụ thuộc chủ yếu vào độ bền liên kết kim loại.
-Kim loại mềm nhất là nhóm kim loại
-Kim loại rất cứng không thể dũa được (như W, Cr…)


IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI
Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử
M → Mn+ + ne
1. Tác dụng với phi kim
-Tác dụng với oxi : hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt)
Ví dụ:       4Fe + 3O2( dư) → 2Fe2O3         
          3Fe + 2O2 (kk) → Fe3O4              
      2Fe + O2 (thiếu) → 2FeO

- Tác dụng với halogen : các kim loại phản ứng hầu hết với F2,với Cl2, Br2(trừ Au, Pt), với I2 (chỉ một số kim loại phản ứng). sản phẩm tạo ra là các muối halogenua.
- Tác dụng với  lưu huỳnh (hầu hết các kim loại)
Hg + S → HgS       (xảy ra ở điều kiện thường)


2. T�c d?ng v?i axit
a) D?i v?i dung d?ch HCl, H2SO4 lỗng (khơng cĩ tính oxi hố ? g?c axit):
M + nH+ ? Mn+ + n/2H2
(M d?ng tru?c hidro trong d�y th? di?n c?c chu?n)
b) D?i v?i H2SO4 d?c, HNO3 (axit cĩ tính oxi hĩa m?nh):

3. Tác dụng với dung dịch muối
- Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:
+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn
+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường
+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan
4. Tác dụng với nước
- Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng:
M + nH2O → M(OH)n + n/2H2.
- Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
Ví dụ:             Mg + H2O(h)  MgO + H2 
                      3Fe + 4H2O(h) Fe3O4 + 4H2 
                      Fe + H2O(h)  FeO + H2

5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc).
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 
   Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình: 
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2


DÃY THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

I.Sự ăn mòn kim loại
1. Khái niệm

Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại (hợp kim) dưới tác dụng hoá học của môi trường.

Bản chất của sự ăn mòn kim loại:
M - ne ?






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phung Thi Kim Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)