Đại cương kiến thức ôn thi đại học sử
Chia sẻ bởi Ngô Minh Quân |
Ngày 26/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Đại cương kiến thức ôn thi đại học sử thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
Sưu tầm: Ngô Minh Quân A12 THPT LONG KHÁNH- ĐNAI
BÀI 1
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
1.1. Bối cảnh
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.
Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).
Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.
1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam
* Trong nông nghiệp
Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới...
* Trong lĩnh vực khai mỏ
* Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:
+ Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy.
+ Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn….
* Thương nghiệp:
Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến 63%.
Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
* Giao thông vận tải tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt và đường thủy nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng hoá. Các đô thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh.
* Tài chính ngân hàng
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương: nắm quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ phần trong hầu hết các công ty tư bản Pháp..
* Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng nề. Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam
3.1. Chuyển biến về kinh tế
Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến.
Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.
3.2. Chuyển biến về giai cấp
Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.
3.2.1. Giai cấp địa chủ - phong kiến
Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu
BÀI 1
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
1.1. Bối cảnh
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.
Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).
Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.
1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam
* Trong nông nghiệp
Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới...
* Trong lĩnh vực khai mỏ
* Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:
+ Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy.
+ Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn….
* Thương nghiệp:
Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến 63%.
Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
* Giao thông vận tải tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt và đường thủy nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng hoá. Các đô thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh.
* Tài chính ngân hàng
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương: nắm quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ phần trong hầu hết các công ty tư bản Pháp..
* Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng nề. Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam
3.1. Chuyển biến về kinh tế
Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến.
Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.
3.2. Chuyển biến về giai cấp
Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.
3.2.1. Giai cấp địa chủ - phong kiến
Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Minh Quân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)