Dadsa

Chia sẻ bởi Hòang Quang Minh | Ngày 10/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: dadsa thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô
và các em học sinh
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Thuỷ


Kiểm tra bài cũ
Câu 1:Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt?

A. Ngắn gọn, chính xác.
B. Có suy nghĩ riêng.
C. Rành mạch.
D. Sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.


Đ


Câu 2: Dòng nào nêu đúng thực chất của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?

A. Viết một văn bản ngắn gọn, trình bày chính xác những ý chính của văn bản được tóm tắt.
B. Viết một bài văn khác ngắn hơn văn bản được tóm tắt, thể hiện được ý chính, ý phụ của văn bản đó.
C. Viết một bài văn ngắn giới thiêụ với người khác về văn bản dài có nội dung thuyết minh về đối tượng nào đó.
D. Viết một bài văn có dung lượng thích hợp nhằm tóm tắt một văn bản thuyết minh.

Kiểm tra bài cũ
Đ
Câu 3: "Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến Việt Nam. Ông là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc."
Có thể xem đây là văn bản thuyết minh tóm tắt về tác gia Nguyễn Trãi. Vì sao?

A. Vì nó là đoạn văn viết bằng lời của người tóm tắt.
B. Vì nó hàm súc và nói được đầy đủ các ý chính và ý phụ.
C. Vì nó ngắn gọn, sát với nội dung văn bản gốc.
D. Vì nó ngắn gọn, giúp người đọc dễ nhớ.
Kiểm tra bài cũ
Đ
Trương Phi
Quan Công
Tào Tháo
Lưu Bị

- La Quán Trung (1330-1400?) tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người huyện Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
Tính tình cô độc lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Là người đầu tiên có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết Minh-Thanh ở Trung Quốc
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
a) Nội dung: Gồm 120 hồi
Kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Nguỵ, Thục, Ngô từ năm 184 (khởi nghĩa Hoàng Cân) đến 280, Tư Mã Viêm sau khi cướp ngôi Nguỵ, diệt Thục, kéo quân về Nam diệt Ngô thống nhất Trung Quốc.
b) Giá trị tác phẩm
Ghi lại một thời kì lịch sử đầy biến động của giai đoạn lịch sử Tam Quốc, đồng thời phản ánh quy luật của XHPK (chia và hợp)
Quan điểm sáng tác: ủng Lưu phản Tào
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
Quan Công
Lưu Bị
Tào Tháo
Hồi trống Cổ Thành
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Trương Phi


3. Đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành":
Nằm ở phần sau trong hồi 28 với nhan đề:
"Chém Sái Dương anh em đoàn tụ
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên"
Trong đoạn trích tác giả đã khắc hoạ nhân vật Trương Phi bằng những cách thức nào?
a)Giới thiệu gián tiếp qua lời tác giả

b) Giới thiệu trực tiếp qua hành động của nhân vật
Trương Phi có phải loại người hành động theo kiểu xin không được thì vay, vay không được thì cướp ?
" Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm thành lấy chốn nương thân".
1.Hình tượng nhân vật Trương Phi
a) Giới thiệu gián tiếp qua lời tác giả
b) Giới thiệu trực tiếp qua hành động của nhân vật

- Những lí do dẫn tới hành động
+ Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội không giữ lời thề kết nghĩa vườn đào vì Quan Công đã ở trong doanh trại Tào, chịu ân huệ của Tào
+ Trương Phi đâm Quan Công là để khẳng định sức mạnh, đề phòng Quan công cướp mất Cổ Thành.
Em hãy nêu lí do dẫn đến hành động quyết liệt của Trương Phi đối với Quan Công-vốn là người anh kết nghĩa vườn đào năm xưa?
- Những hành động của Trương Phi:
*Khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến
* Khi Sái Dương xuất hiện
+ Các biểu hiện: "Chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa Bắc"; "Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công"
=> Hai câu văn ngắn gọn dùng tới 10 động từ miêu tả trên 10 động tác khẩn trương dứt khoát, quyết liệt thể hiện thái độ rõ ràng, tính cách cương trực của Trương Phi
+ Các biểu hiện:
+ Cách xưng hô:
3 lần xưng "Tao"; 5 lần gọi Quan Công là "Mày"; 3 lần gọi là "Nó"; 1 lần gọi là "Thằng"
-> Sự khinh bỉ của Trương Phi trào ra qua cách xưng hô.
+ Lập luận:
Bỏ anh
Hàng Tào
Được phong hầu tứ tước
Đến đây đánh lừa tao
Nói dối đấy
Đâu có bụng tốt
Lại đây là để bắt ta đó
+ Hành động cụ thể:
Hai lần xông vào đâm Quan Công.
- Những hành động của Trương Phi:
*Khi nghe tin Quan Công đến
+ Biểu hiện
+ Cách xưng hô
+ Lập luận
+ Hành động cụ thể
Em có nhận xét gì về con người Trương Phi qua những hành động của nhân vật này khi nghe tin Quan Công đến?
*Tiểu kết:
Sự nóng nảy là bản chất của Trương Phi thể hiện tính cách bộc trực, thẳng thắn; không thấy thì không tin.
- Những hành động của Trương Phi
*Khi nghe tin Quan Công đến
*Khi Sái Dương xuất hiện
@Vai trò:
Làm cho mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công lên đến độ căng thẳng.
+ Hiểu nhầm 1: Quan Công đang ở doanh trại Tào -> phản bội
+ Hiểu nhầm 2: Quan Công đến Cổ Thành để bắt Trương Phi vì dẫn theo một toán binh mã.
- Loé sáng cách giải quyết. Trương Phi ra điều kiện cho Quan Công: "Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy"
Tình huống Sái Dương xuất hiện có vai trò gì? Sự xuất hiện của Sái Dương có hợp lí không?
Kết quả: Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Trương Phi vẫn chưa tin
Trương Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô
Vào trong thành nghe hai chị kể lại chuyện
- Khi nghe hết chuyện rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường.
Có ý kiến cho rằng:"Nóng như Trương Phi"_là nóng lòng muốn biết sự thực , nóng lòng xác định phải trái, đúng sai chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý với ý kiến này không?
Qua đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi?
*Kết luận:
Trương Phi là con người "thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi" trực tính không thích quanh co, mọi sự phải trắng đen rõ ràng. Tính cách của Trương Phi có mặt tốt là sự thẳng thắn; nhưng nó cũng dễ dẫn đến hành động lỗ mãng, thô bạo.


3. Nghệ thuật
- Tác giả không dùng nhiều lời mà để cho nhân vật tự hành động, tự đối thoại để bộc lộ tính cách.
- Kĩ thuật kể chuyện: dồn nén truyện trong tình huống Sái Dương xuất hiện: Vừa đẩy tình huống truyện lên cao vừa tạo ra cơ hội để giải quyết
==> Tạo nên ý vị riêng của Tam Quốc
Tiết 2:
Trân trọng cảm ơn !
chúc các thầy cô mạnh khỏe,
chúc các em chăm ngoan, học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hòang Quang Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)